5. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng khai thác du lịch tại Trà Vinh và
và hiện trạng
Trà Vinh có nhiều tài nguyên nhân văn về văn hóa Khmer Nam bộ, hầu hết đều được đánh giá là có tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá điểm du lịch (chương II) thì các địa điểm có tài nguyên tiềm năng nhưng chưa đủ điều kiện, hoặc chưa thể phát triển thành điểm đến du lịch hoàn chỉnh để
tiếp đón khách tham quan. Tại các điểm tài nguyên đã được khai thác chỉ nằm ở mức thấp, hoặc ở giai đoạn khám phá trong vòng đời của một điểmdu lịch, cụ thể:
Tài nguyên Chùa Khmer (Phật giáo, tông phái Tiểu thừa): Tính đến năm 2017, toàn tỉnh Trà Vinh có 142 ngôi chùa Khmer, trong đó số chùa được khách đến tham quan khá ít, gồm: chùa Âng, chùa Hang, chùa Nodol, chùa Vàm Rây và một vài chùa lớn tại các huyện. Các ngôi chùa ởđây vẫn chưa được xem là điểm du lịch do hoạt động phục vụ khách du lịch chủ yếu là tham quan, chụp ảnh. Đối tượng đón tiếp chủ yếu là người dân địa phương, khách vãng lai của tỉnh và một số tỉnh lân cận, số ít khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và khách nước ngoài. Lý do: Các điểm chùa đều thiếu thông tin giới thiệu để giúp khách hiểu về nét đặc sắc nơi đây, không có thuyết minh tại điểm, không có dịch vụ hỗ trợ, các chùa có kiến trúc tương đối giống nhau. Hơn nữa, tại chùa không có bảng thông tin và bảng chỉ dẫn, hoặc chùa có trang bị nhưng đa phần bằng tiếng Khmer (chùa Âng, chùa Hang,…). Mặc khác, người dân địa phương và quanh vùng tỏ ra khá thờ ơ với khách tham quan, số ít người dân không có thông tin về chùa (người dân từ nơi khác đến, không biết tiếng Khmer và không hiểu văn hóa Khmer).
Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật (các điệu lâm thôn, răm vông, xaravan, Dù kê, Dì kê, Rô băm, múa tôn giáo,…). Trà Vinh là một trong số các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 2/3 tổng dân số toàn tỉnh), tuy nhiên theo thống kê của Cục biểu diễn Nghệ thuật, trên khắp đất nước Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng, sốlượng Nghệsĩ Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Khmer Nam bộ hiện nay còn chưa đến 10 người, đa số họ đã lớn tuổi, sức yếu. Các nghệ nhân, nghệ sĩ chủ yếu hoạt động trong các đoàn nghệ thuật Khmer tiêu biểu ở khu vực ĐBSCL như Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer Bạc Liêu, Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang; hay lãnh đạo của một số Sở, Ban, Ngành. Còn tại Trà Vinh, các đơn vị có hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật Khmer Nam bộ, gồm: Hệ thống các chùa Nam tông Khmer tại các phum sóc (mỗi phum sóc của người Khmer sinh sống có một chùa) biểu diễn trong các lễ hội hoặc các sự kiện lớn của phum sóc. Tuy nhiên, các chương trình văn nghệ chỉ dừng lại ở các tiết mục ca – hát, múa dân tộc và múa chằn,… kết hợp cùng một sốtrò chơi dân gian; Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (tại khóm 9, phường 7, thành phố
Trà Vinh) biểu diễn tại các Hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, các lễ hội, sự kiện hoặc tham gia lưu diễn trong và ngoài tỉnh; Một sốđội văn nghệ của các phum sóc hoặc các huyện biểu diễn tại các Hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, các lễ hội và sự kiện của địa phương; và đội văn nghệ của Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam bộ thuộc Trường Đại học Trà Vinh biểu diễn tại các Hội diễn văn nghệ quần chúng Khmer, các chương trình lễ hội, sự kiện của Nhà Trường. Như vậy, các đoàn/nhóm nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn các thể loại văn nghệ truyền thống Khmer Nam bộ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thưởng thức văn nghệ của người dân Khmer bản địa. Khi khách du lịch đến Trà Vinh, họ không biết xem loại hình nghệ thuật này ở đâu, khi nào biểu diễn và làm thế nào để có thể thưởng thức trọn vẹn các tiết mục văn nghệ Khmer truyền thống. Mặt khác, các doanh nghiệp lữ hành cũng chưa có đầu mối liên hệ tổ chức nhằm phục vụ đối tượng khách Campuchia hoặc khi du khách có nhu cầu. Thủ tục để tổ chức đêm văn nghệ như thế nào, cần sắp xếp các tiết mục ra sao cho phù hợp, hay vấn đề ngôn ngữ và thông tin ý nghĩa cũng là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp lữ hành. Thật vậy, các nhóm biểu diễn giao lưu cồng chiêng ở Đà Lạt họ được chính quyền địa phương cấp giấy phép hoạt động, được các đơn vị lữ hành biết đến, người dân và các tiết mục văn nghệ có sự Việt hóa bên cạnh việc sử dụng tiếng dân tộc, chương trình được sắp xếp và thực hiện theo kịch bản,… Chính những yếu tố ấy đã phần nào tạo nên sự thành công cho hoạt động giao lưu dân tộc Lạch và kết quả là bất kỳđoàn khách nào đến Đà Lạt đều muốn một lần tham gia hoạt động giao lưu.
Trò chơi dân gian: là những hoạt động vui chơi nhằm tạo sự thoải mái, tiếng cười, rèn luyện sức khỏe, sựăn ý, độ bền công việc, khảnăng tập trung, sự cố gắng và tính nhẫn nại cho người tham gia. Trò chơi dân gian xuất hiện ở hai không gian khác nhau nhưng với mục đích hoàn toàn như nhau, đó là ở sân chùa và ở trong các phum sóc. Tại các phum sóc, trẻ em thường tự lập nhóm nhỏ và tổ chức các trò chơi theo sự“truyền dẫn” từ các bé lớn đến trẻ nhỏ, chúng tụ tập tự tổ chức và chơi với nhau. Điển hình nhất vẫn là các trò chơi được tổ chức tại chùa (leo cột mỡ, nhảy bao, đẩy gậy, bịt mắt đập nêu,…) được tổ chức ngay sau các buổi lễ cho đồng bào và người dân tham quan cùng tham gia hoạt động. Trò chơi dân gian không phân biệt người chơi, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt trình độ học vấn,…;
khách đến với trò chơi chủ yếu bởi họ muốn thử sức, muốn được vui và tạo không khí vui cho cá nhân và những người chơi lễ. Tuy nhiên, ngày nay việc tổ chức trò chơi dân gian đối với con trẻ ngày càng hiếm gặp do sự phát triển của game online; còn tại các điểm chùa, trò chơi dân gian chỉ còn được tổ chức định kỳ trong một đến hai lần trong năm vào ngày lễ Ok om bok hoặc lễ quan trọng của chùa.
Nghề và làng nghề: nghề dệt chiếu Cà Hom – Bến Bạ, nghề làm cốm dẹp Ba So, nghề làm bánh tét Trà Cuôn. Một thực trạng chung cho các làng nghề ở Trà Vinh nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, các nghề truyền thống đang bị mai một chỉ còn một vài hộ dân thực hiện theo hình thức thủ công truyền thống, còn lại hầu hết các hộ đã bỏ nghề hoặc nghề đã dần bị “máy móc hóa”. Các hộ dân còn theo nghề thì sản phẩm có mẫu mã ít và không theo kịp các hàng hóa công nghiệp. Theo xu hướng công nghiệp hiện nay, người dân bỏ nghề đi làm công nhân rất nhiều. Riêng hoạt động nhận khách tham quan thì các hộ dân tại làng nghề còn thiếu thông tin về nghề và làng nghề do làm nghề theo lối “cha truyền con nối”, chủ yếu học cách làm, còn về lịch sử của nghề thì ít người thông hiểu. Phần vì hiện nay đa phần các hộ dân nhận hàng làm gia công, quy mô nhỏ lẻ tại nhà theo từng công đoạn nên khó tổ chức hoạt động tham quan, khách khó trải nghiệm về tổ hợp quy trình làm ra sản phẩm. Để tham gia vào công tác đón khách tham quan, các hộ dân cần được tập huấn và triển khai kinh nghiệm làm du lịch, kiến thức về giao tiếp và kinh doanh hàng lưu niệm tại điểm.
Ẩm thực: bánh tét cốm dẹp, cốm dẹp, bánh tét Trà Cuôn, bún nước lèo, các loại cá khô, canh xiêm lo, các món bánh (bánh ống, bánh dứa). Về đặc sản địa phương, quà bánh như bánh tét Trà Cuôn, cốm dẹp,… đã được đóng gói, hút chân không theo đúng quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đã được bày bán ở các cửa hàng, siêu thị hay đưa sang nước ngoài. Riêng vềcác món ăn như canh xiêm lo, bún nước lèo và các món bánh quà vặt thì Trà Vinh vẫn chưa có một khu quy hoạch riêng dành cho các sản phẩm đặc thù này. Các hàng quán của người dân theo cách kinh doanh truyền thống lại hạn chế về thời gian hoạt động và khác biệt về khẩu vị cũng như đặc trưng nguyên liệu chế biến nên khá kén khách ăn, đặc biệt là khách nước ngoài.
Phong tục tập quán và sinh hoạt nơi cư trú: Tính đến thời điểm hiện tại thì toàn tỉnh Trà Vinh có duy nhất một homestay của gia đình Khmer là Sươn sia homestay (huyện Cầu Kè). Homestay có 5 phòng, đón tối đa 12 – 15 khách lưu trú qua đêm. Hoạt động đón và nhận khách nước ngoài (khách Pháp và Châu Âu) ở và sinh hoạt tại nhà mang lại nguồn thu khá lớn cho gia đình. Tuy nhiên, mô hình làm du lịch này vẫn chưa được nhân rộng đến các hộ dân Khmer khác. Vấn đề thứ nhất, trình độ dân trí và sự hiểu biết về du lịch của người Khmer nói riêng và người dân Trà Vinh nói chung còn hạn chế nên người dân không mặn mà với việc kinh doanh du lịch, đặc biệt là nhận khách đến ở và sinh hoạt cùng gia đình. Vấn đề thứ hai, về môi trường do tập quán sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, gia cầm của hộ gia đình người Khmer. Vấn đề thứ ba, rào cản về ngôn ngữ và thủ tục đăng ký kinh doanh tiếp nhận khách nước ngoài.