Tổng quan về du lịch tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (Trang 41 - 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Tổng quan về du lịch tỉnh Trà Vinh

Tài nguyên du lịch Trà Vinh khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Du lịch Trà Vinh còn thiếu điểm vui chơi, giải trí, điểm du lịch thiếu các dịch vụ cho khách, dịch vụ du lịch đơn điệu chưa đủ sức giữ chân du khách lâu dài. Việc tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế rời rạc. Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch còn thiếu và yếu, chưa đủ năng lực để kích cầu loại hình tour du lịch để tham quan các di tích, các địa điểm du lịch của tỉnh, chủ yếu là sự tự phát của du khách.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, lượng khách du lịch đến Trà Vinh giai đoạn 2012 –2016 đạt 1,876triệu lượt khách, tổng lượt khách lưu trú đạt 1.166.561 lượt khách (trong đó: 1.124.900 lượt khách nội địa, 44.661 lượt khách quốc tế).

Bảng 2.1. Lưu lượng khách đến Trà Vinh 2012 – 2016

(Đơn vị tính: lượt khách) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng khách phục vụ 270.000 298.000 320.000 460.000 528.000 Quốc tế 5.800 9.500 9.800 12.730 15.340 Phần trăm (%) so tổng số 2,15 3,19 3,06 2,77 2,91 Nội địa 264.200 288.500 310.200 447.270 512.660 Phần trăm (%) so tổng số 97,85 96,81 96,94 97,23 97,09 Tổngkhách lưu trú 139.997 172.668 210.128 290.915 352.853

Phần trăm (%) (tổng khách phục vụ/tổng khách lưu trú)

51,85 57,94 65,67 63,24 66,83

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2017)

Giai đoạn 2012 –2016, tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh là 503,928 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch đạt 20.36%. Theo bảng 3.1 Cơ cấu doanh thu du lịch năm 2012 – 2016, tỷ trọng doanh thu từ lữ hành chỉ chiếm 5.041 đến 9.178 % so với tổng doanh thu, điều này cho thấy du lịch Trà Vinh không mạnh về mãng kinh doanh lữ hành, doanh thu du lịch đóng góp cho ngân sách Nhà nước chủ yếu từ ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú.

Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu du lịch 2012 – 2016

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh thu lưu trú 19.185 19.436 23.635 32.520 43.238 Phần trăm (%) so với tổng 25,5 25,81 26,47 30,33 27,57 Doanh thu ăn uống 19.173 19.596 20.590 25.063 32.375 Phần trăm (%) so với tổng 25,48 26,02 23,06 23,37 20,64

Doanh thu lữ hành 6.165 5.041 9.178 7.974 7.664

Phần trăm (%) so với tổng 8,19 6,69 10,28 7,44 4,89 Tổng doanh thu 75.242 75.303 89.300 107.230 156.853

Tăng bình quân 16,78 0,08 18,59 20,08 46,28

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh, năm 2017)

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh (2017), hiện tỉnh có 15 điểm tham quan, 11 danh mục dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư đến năm 2020; 6 dự án đang kêu gọi đầu tư. Các điểm du lịch đang khai thác phục vụgồm, điểm văn hóa du lịch Ao Bà Om, khu du lịch sinh thái cù lao Long Trị, đền thờ Bác Hồ, chùa Hang - Châu Thành, chùa NôDol - Trà Cú, Thiền viện Trúc Lâm - Duyên Hải, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn biển Ba Động,

Qua đó cho thấy, du lịch Trà Vinh đang ở trạng thái “bị động” trong công tác đón tiếp và phục vụ khách. Đơn cử là số lượng doanh nghiệp lữ hành của Trà Vinh có 11 đơn vị, doanh thu thu được từ các doanh nghiệp từ việc đưa người dân Trà

Vinh đến các điểm tham quan ngoài tỉnh với các tour truyền thống: Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Vũng Tàu và Đà Nẵng. Hoạt động nhận khách từ nơi khác đến tham quan du lịch tại Trà Vinh rất ít, hầu như là không có. Bởi nếu là khách lẻ, họ sẽ tự di chuyển và tự do tham quan theo hình thức vãng lai hoặc điểm dừng nghỉ trong suốt cuộc hành trình. Nếu là khách đoàn, công ty lữ hành cũng chọn Trà Vinh là một điểm nghỉ chân của khách hoặc công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh cũng tự chủ động đặt dịch vụ và dẫn đoàn khách tham quan mà không cần qua bất cứ đơn vị lữ hành Trà Vinh nào. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp lữ hành chưa “chủ động” trong vấn đề tìm khách, liên kết lữ hành và chưa khai thác tốt thế mạnh của chủ nhà.

Đối tượng khách chủ yếu của ngành hàng ăn uống và lưu trú là khách công vụ và du khách quanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phần nhỏ khách du lịch nước ngoài lưu trú một đêm tại Trà Vinh theo chương trình tour xuyên miền Tây của công ty lữ hành Thành phố Hồ Chí Minh (in-bound). Với những đối tượng này, chi tiêu cho du lịch của họ khá thấp, do dịch vụ chính họ mong muốn nhận được là ăn uống, lưu trú hoặc các dịch vụ đã bao gồm trong tour trọn gói do công ty cung cấp. Do vậy, dù có khách du lịch nhưng lượng chi tiêu cho người dân và địa phương rất thấp.

Việc thống kê số liệu lượng khách tham quan tại các điểm tham quan du lịch rất khó khăn. Các điểm tham quan tại Trà Vinh đều không bán vé tham quan, việc này gây khó khăn cho việc thống kê số lượng khách tham quan, dẫn đến việc khó kiểm soát lượng khách vào mùa đông khách, đánh giá tình trạng tiếp nhận và khả năng phục vụ khách. Mặc khác, do không bán vé tham quan nên khi cần trùng tu hoặc cải tạo điểm tham quan thì nguồn kinh phí lệ thuộc rất lớn vào quyên góp của người dân và ngân sách trùng tu tôn tạo của Nhà nước. Hiện nay, công tác thống kê và phân tích số liệu du lịch chỉ thống kê được lượng khách và doanh thu các nhóm lưu trú, ăn uống và lữ hành nói chung, chưa đi sâu vào từng hoạt động du lịch. Số liệu thu thập được tương đối ít và khá chậm (hiện nay số liệu dừng lại ở tháng 12 năm 2016), đặc biệt các số liệu này không được công bố trên trang website và tin tức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như trên cổng thông tin điện tử Trà Vinh. Homestay phục vụ khách quốc tế…

Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển du lịch ở Trà Vinh là do hệ thống hạ tầng chưađược đầu tư theo kịp nhu cầu phát triển, nhận thức về du lịch nói chung, du lịch bền vững nói riêng chưa được rõ rệt, việc đầu tư cho sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh của địa phương chưa thực sự được đầu tư đúng mức, chưa có những bước đột phá. Đặc biệt, chưa khai thác được tiềm năng, tài nguyên hiện có để phát triển du lịch. Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã phục vụ khoảng 280.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 82 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)