Các loại hình du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 33)

Hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau:

- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịchquốctế...

- Theo vị trí địa lí củađiểm đến: du lịch biển, du lịchnúi, du lịch rừng.

- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. - Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịchtự túc.

- Theo phươngtiện sửdụng: ô tô, xe đạp, máy bay, tàu thủy...

Đặc biệtkhái niệm loại hình du lịch hay được dùng đến là phân loại theo nhu cầu và tính chất hoạt động của du khách như: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao,

du lịch mạo hiểm, DLST... Trong đó, khái niệm DLST ngày nay càng trở nên phổ biến giúp con người trong cuộc sống đô thị ngột ngạt, chen chúc, hối hả cần có

được trải nghiệm mới lạ, sâu sắc hơn về môi trường sinh thái tại các điểm đến có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc, đem lại những cảm nhận khác với cuộc sống thường ngày nơi họ sinh hoạt, làm việc, cư trú và giúp cho chuyến đi tạo được ấn tượng khó phai với những giá trị tinh thần được nâng cao thông qua khám phá nét đẹp về văn hoá bản địa và môi trường tự nhiên của điểm đến nếu so với các loại hình du lịch vui chơi giải trí truyền thống.

Từ khi Hector Ceballos- Lascurain đề xướng thuật ngữ Du lịch sinh thái – Ecotourism lần đầu năm 1983 (Nguyễn Quyết Thắng, 2012) đến nay thì cũng đã có nhiều thuật ngữ khác để chỉ chung các loại hình du lịch tương tự cùng DLST xuất hiện như:

Bảng 2.1 Các loại hình du lịch sinh thái

Du lịch xanh Green tourism

Du lịch sông nước River tourism

Du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn, du lịch

trang trại Farm tourism Agrotourism, Gardens tourism,

Du lịch thiên nhiên Nature tourism

Du lịch cộng đồng Community tourism

Du lịch thám hiểm Adventure tourism

Du lịch có trách nhiệm Responsible tourism

(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)

Vì vậy, để thuận tiện cho việc nghiên cứu tổng quát cũng như thực tế tổ chức hoạt động DLST thì hình thức phân chia các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi vẫn được sử dụng phổ biến (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999) như du lịch nghỉ dưỡng (miền núi, biển, đảo); du lịch thắng cảnh ; du lịch nghiên cứu,tìm hiểu (thiên nhiên, động thực vật); du lịch mạo hiểm v.v... Ngoài ra, người ta có thể cụ thể hơn các loại hình trên như du lịch vãn cảnh làng quê; du lịch nghiên cứu động thực vật (của khu bảo tồn, vùng, miền...) v.v...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)