Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51)

Từmô hình đề xuất trên, các giả thuyết được nêu ra như sau:

Bảng 2.5: Tóm tắtgiả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá

Giả thuyết Nội dung

H1

Tài nguyên du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững.

H2

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DLSTcó tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện CủChi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững H3

Sản phẩm, dịch vụtác động có cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện CủChi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững

H4

Tổ chức quản lý điểm đến có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện CủChi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững

H5

Sự tham gia của cộng đồng có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện CủChi và được đánh giá càng Cơ sở vật chất kỹ thuật Sản phẩm, dịch vụ Tổ chức quản lý điểm đến Sự tham gia cộng đồng PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG HUYỆN CỦ CHI H1

Tài nguyên du lịch sinh thái

H2 H3 H4 H5 H6 Bảo vệmôi trường DLST

cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững H6

Bảo vệmôi trường du lịch sinh thái có tác động cùng chiều (+) với biến phụ thuộc phát triển DLST bền vững huyện Củ Chi và được đánh giá càng cao thì càng ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững.

(Nguồn:Tác giả tổng hợp)

Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các khu, điểm DLST,

du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tốảnh

hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi và lập phiếu khảo sát, điều tra phỏng vấn du khách đã từng đi tham quan tại các khu, điểm tham quan du lịch huyện Củ Chi.

Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Tóm tắt chương 2

Trong chương này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về di lịch sinh thái

và phát triển DLST bền vững cùng các mô hình nghiên cứu và thang đo của các nghiên cứu trong nước có liên quan. Từ đó tác giả đề xuất mô hình “Nghiên cứu

các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững huyện CủChi để hiệu chỉnh, bổ sung thang đo cho phù

hợp với ngành du lịch nói chung và đặc điểm du lịch của địa phương nói riêng. Bước nghiên cứu này nhằm xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm các câu hỏi chi tiết cho phần nghiên cứu chính thức cũng như xây dựng mô hình nghiên cứu hợp lý với thực tế của ngành du lịch huyện Củ Chi.

Nghiên cứu định tính được thực hiện qua hình thức thảo luận nhóm tập trung. Thông tin trong quá trình nghiên cứu dựa trên các tài liệu thống kê đặc điểm, tình hình phát triển du lịch của địa phương, đồng thời sử dụng các nghiên cứu trước

làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, điều chỉnh cách đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững. Vì vậy, thông qua nghiên cứu định tính, các yếu tố và biến quan sát trong thang đo được thừa kế các nghiên cứu trước sẽ được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế tại huyện Củ Chi. Mục đích

của cuộc thảo luận này nhằm:

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về PTDLST bền vững huyện Củ Chi, cùng với các biến quan sát đểđo lường các yếu tố này.

- Khẳng định và bổ sung các yếu tố chính ảnh hưởng đến PTDLST bền vững huyện Củ Chi dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả. Trên cơ sở đó, tiến hành thảo luận, hiệu chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường yếu tố này.

Tác giả gửi thư thông báo nội dung góp ý và tổ chức gặp gỡ trao đổi một số chuyên gia, các đại diện các sở ngành, công ty kinh doanh du lịch vềđề tài với các thành phần tham gia gồm: 3 đại diện của Sở Du lịch TP.HCM; 5 đại diện UBND huyện và ban quản lý các khu, điểm tham quan du lịch trong địa bàn huyện Củ Chi;

14 đại diện các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phóng viên và 2 hướng dẫn viên du lịch.

Danh sách những người tham gia được nêu trong Bảng 2: Danh sách các chuyên gia, nhà quản lý tham gia khảo sát, Phụ lục 1.

Trong nội dung trao đổi, tác giả nêu ra các câu hỏi mang tính gợi mở để các thành viên cùng nhau bày tỏ, trao đổi quan điểm, phân tích ý kiến và phản biện theo các nội dung trong dàn bài thảo luận mà tác giả đưa ra. Sau khi nhận ý kiến phản hồi của các thành viên, tác giả tổng hợp các ý kiến, thống nhất xây dựng mô hình chính thức và các thang đo cho từng yếu tốtác động đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi. Kết quả của cuộc thảo luận là cơ sởđể tác giả hiệu chỉnh bổ sung, phát triển thang đo và xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh phục vụ cho bước nghiên cứu định lượng.

3.1.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc khảo sát ý kiến du

khách đã từng đến huyện Củ Chi du lịch trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2017

đến 01/12/2017 dựa trên bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh. Mục đích của nghiên cứu

này là để đánh giá thang đo, xác định tầm quan trọng của các yếu tố, đo lường mức

độ hài lòng của khách hàng cũng như để kiểm định giả thuyết đã được nêu ở chương trước.

Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các

khu, điểm DLST, du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tốảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Việc xác định các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ

Chi dựa vào lý thuyết và các thang đo đã được kiểm định của các nghiên cứu trước.

Qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo của từng yếu tốđã được điều chỉnh để

tất cả biến quan sát của các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện CủChi được xây dựng dựa trên thang đo Liker 05 mức độ, cụ thể là: (1) Rất không quan trọng; (2) Không quan trọng; (3) Không ý kiến; (4) Quan trọng và (5) Rất quan trọng. (Câu hỏi phỏng vấn lấy ý kiến nhóm chuyên gia, Phụ lục 1)

Kết quả thảo luận nhóm đã khẳng định các nhân tố và biến quan sát phù hợp với tình hình thực tế tại huyện CủChi. Qua phân tích định tính cho thấy các câu hỏi trong

thang đo dùng để phỏng vấn các đối tượng tham gia khảo sát đều rõ ràng, dễ hiểu, mỗi câu hỏi đều thể hiện được khía cạnh khác nhau của từng nhân tố được cho là ảnh

hưởng đến phát triển DLST bền vững tại Củ Chi.

3.1.3. Thiết kế mẫu

1.. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Tác giả

và cộng sựđã trực tiếp phỏng vấn khách du lịch đi du lịch tại CủChi. Điều kiện tiến hành cuộc khảo sát là những du khách này đã từng đến Củ Chi du lịch ít nhất một lần và cuộc khảo sát tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 01/9/2017

đến 1/12/2017.( Phiếu khảo sát, Phụ lục 2). 2.. Kích thước mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích

thước mẫu tối thiểu là 5 trên một biến quan sát và tốt nhất là 10 trở lên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy

đa biến, mô hình nghiên cứu gồm có 30 biến quan sát, do đó theo tiêu chuẩn từ 5

đến 10 mẫu trên một biến đo lường, lấy 5 mẫu thì kích thước mẫu tối thiểu cần khảo sát là n1 = 30*5 = 150 và tốt nhất là n2 = 30*10 = 300.

Vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu sẽ được thu thập với kích thước mẫu khoảng từ 300 - 350 mẫu.

3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp

các du khách trong nước đã và đang đi du lịch tại các khách sạn, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi Chi và một số công ty, doanh nghiệp tại TP.

Hồ Chí Minh. Phỏng vấn viên sẽ hỏi, ghi nhận câu trả lời và giải thích các biến quan sát nếu người được phỏng vấn chưa rõ. Để đạt mục tiêu đề ra, tổng số phiếu câu hỏi trực tiếp được phát ra là 398 phiếu. Sau khi lọc các thông tin khảo sát, số

bản khảo sát là 316 phiếu hợp lệ.

Để đạị diện cho tổng thể nghiên cứu, cơ cấu mẫu trong nghiên cứu này sẽ được xem xét dựa vào các tiêu chí: (1) Giới tính; (2) Thu nhập hàng tháng; (3) Nghề nghiệp và (4) Độ tuổi.

3.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.1.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha là hệ số nhằm kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi

trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach’s Alpha phải có giá trị từ 0,6

đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tốcó tương quan với nhau (Hoàng Ngọc và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Mục đích đánh giá độ tin cậy bằng thang đo Cronbach’s Alpha là để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn.

Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) thể hiện sựtương gian giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác

trong thang đo. Hệ số này càng cao (lớn hơn hoặc bằng 0,3) thì sựtương quan của biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao.

3.1.4.2 Đánh giá giá trị của thang đo bằng phân tích EFA

Mục đích của việc phân tích nhân tố nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al., 1998). Phân tích nhân tốkhám phá EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau thỏa được điều kiện:

- Trước khi tiến hành kiểm định EFA chúng ta xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường bằng các phép kiểm định Bartlett hay kiểm định KMO. Kiểm định

sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig. nhỏ hơn 5% thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và bác bỏ giả

thuyết H0 và chúng ta có thể tiếp tục phân tích EFA. Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin

(KMO) dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Để sử dụng EFA, chỉ số KMO phải nằm trong khoảng từ0,5 đến 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Sốlượng nhân tốtrích được: sử dụng chỉ sốEigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ giữ lại những nhân tố có chỉ số

eigenvalue lớn hơn 1 trong mô hình.

- Phương sai trích (Variance Explained Criteria): phần trăm biến thiên của các biến quan sát được giải thích bởi các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 50% thì

thang đo được chấp nhận.

- Trọng số nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa của EFA (Hair et al., 1998). Factor Loading lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn

hoặc bằng 0,5.

3.1.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy

1./ Phân tích hệ sốtương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient) đo lường mức

độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Do đó, nghiên cứu phân tích hệ số tương

quan Pearson nhằm xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Hệ sốtương quan Pearson sẽ nhận giá trị từ+1 đến -1. Khi hệ số này tiến gần đến 1 thì mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ. Nếu giữa hai biến độc lập có sự tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý vấn đề đa

cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhạu. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin rất giống nhau và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Nếu hệ số phóng đại phương sai (VIF –

Variance Inflation Factor) của một biến độc lập bất kì lớn hơn 10 thì biến này hầu

như không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy

2./ Phân tích hồi quy đa biến

Là phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ

thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Yi= β0 + β1 X1i+ β2 X2i+ … + βp Xpi + ei

Mục đích của việc phân tích hồi quy đa biến là dự đoán mức độ biến phụ

thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập. Các tham số quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), gồm có:

- Hệ số β (hệ số hồi quy chuẩn hóa): hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị

trung bình của biến phụ thuộc khi một biến độc lập thay đổi một đơn vị (các biến

độc lập còn lại không đổi).

- Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh: nhằm xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ

thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hệ số này có thể thay

đổi từ0 đến 1, theo quy tắc: R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, và R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp.

- Kiểm định ANOVA: là xem xét toàn bộ biến thiên quan sát được của biến phụ thuộc chia làm hai phần: biến thiên hồi quy và biến thiên phần dư và so sánh

hai biến thiên này. Nếu biến thiên hồi quy lớn hơn nhiều so với biến thiên phần dư

thì mô hình hồi quy càng phù hợp. Nếu ý nghĩa của kiểm định Sig. < 0,05 thì mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

3.1.4.4 Kiểm định khác biệt trung bình

Mô hình T-test (Independent-sample T-test) dùng để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai đám đông (ví dụ như kiểm định sự khác biệt yếu tố giới tính giữa khách du lịch là nam và nữ trong việc cảm nhận về chất lượng dịch vụ du lịch). Nếu đám đông của độ khác biệt có phân phối chuẩn (mức ý nghĩa của Levene’s

Test > 0,05), ta xem nếu giá trị sig. lớn hơn 0,05 thì không có sự khác biệt về cảm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)