Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 56)

Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc khảo sát ý kiến du

khách đã từng đến huyện Củ Chi du lịch trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2017

đến 01/12/2017 dựa trên bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh. Mục đích của nghiên cứu

này là để đánh giá thang đo, xác định tầm quan trọng của các yếu tố, đo lường mức

độ hài lòng của khách hàng cũng như để kiểm định giả thuyết đã được nêu ở chương trước.

Căn cứ mô hình nghiên cứu trên tác giả sẽ tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch, nhân viên các

khu, điểm DLST, du khách, hướng dẫn viên du lịch, người dân địa phương về nội dung các yếu tốảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn sẽ được tổng hợp, nhập liệu và chạy biến ra các kết quả thực tế, đánh giá và đưa ra kết luận thông qua phần mềm SPSS nhằm định hướng và đề ra các giải pháp phù hợp cho việc phát triển DLST bền vững tại huyện Củ Chi.

Việc xác định các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện Củ

Chi dựa vào lý thuyết và các thang đo đã được kiểm định của các nghiên cứu trước.

Qua bước nghiên cứu định tính, các thang đo của từng yếu tốđã được điều chỉnh để

tất cả biến quan sát của các yếu tố tác động đến phát triển DLST bền vững huyện CủChi được xây dựng dựa trên thang đo Liker 05 mức độ, cụ thể là: (1) Rất không quan trọng; (2) Không quan trọng; (3) Không ý kiến; (4) Quan trọng và (5) Rất quan trọng. (Câu hỏi phỏng vấn lấy ý kiến nhóm chuyên gia, Phụ lục 1)

Kết quả thảo luận nhóm đã khẳng định các nhân tố và biến quan sát phù hợp với tình hình thực tế tại huyện CủChi. Qua phân tích định tính cho thấy các câu hỏi trong

thang đo dùng để phỏng vấn các đối tượng tham gia khảo sát đều rõ ràng, dễ hiểu, mỗi câu hỏi đều thể hiện được khía cạnh khác nhau của từng nhân tố được cho là ảnh

hưởng đến phát triển DLST bền vững tại Củ Chi.

3.1.3. Thiết kế mẫu

1.. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Tác giả

và cộng sựđã trực tiếp phỏng vấn khách du lịch đi du lịch tại CủChi. Điều kiện tiến hành cuộc khảo sát là những du khách này đã từng đến Củ Chi du lịch ít nhất một lần và cuộc khảo sát tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày 01/9/2017

đến 1/12/2017.( Phiếu khảo sát, Phụ lục 2). 2.. Kích thước mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích

thước mẫu tối thiểu là 5 trên một biến quan sát và tốt nhất là 10 trở lên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy

đa biến, mô hình nghiên cứu gồm có 30 biến quan sát, do đó theo tiêu chuẩn từ 5

đến 10 mẫu trên một biến đo lường, lấy 5 mẫu thì kích thước mẫu tối thiểu cần khảo sát là n1 = 30*5 = 150 và tốt nhất là n2 = 30*10 = 300.

Vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu sẽ được thu thập với kích thước mẫu khoảng từ 300 - 350 mẫu.

3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp

các du khách trong nước đã và đang đi du lịch tại các khách sạn, các điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi Chi và một số công ty, doanh nghiệp tại TP.

Hồ Chí Minh. Phỏng vấn viên sẽ hỏi, ghi nhận câu trả lời và giải thích các biến quan sát nếu người được phỏng vấn chưa rõ. Để đạt mục tiêu đề ra, tổng số phiếu câu hỏi trực tiếp được phát ra là 398 phiếu. Sau khi lọc các thông tin khảo sát, số

bản khảo sát là 316 phiếu hợp lệ.

Để đạị diện cho tổng thể nghiên cứu, cơ cấu mẫu trong nghiên cứu này sẽ được xem xét dựa vào các tiêu chí: (1) Giới tính; (2) Thu nhập hàng tháng; (3) Nghề nghiệp và (4) Độ tuổi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)