Thực trạng hoạt động dul ịch sinh thái tại Củ Chi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68 - 77)

4.1.2.1 Thc trng v tài nguyên du lch sinh thái ti C Chi

1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hệ sinh thái động, thực vật.

* Thực vật: Trong những năm chiến tranh, Củ Chi là vùng đất bị tàn phá nặng nề, tài nguyên sinh vật của Củ Chi chỉ mới hồi sinh sau năm 1975. Có 3 hệ

sinh thái chính ở Củ Chi là: sinh thái cạn, sinh thái ven sông và sinh thái úng phèn kéo dài từ Thái Mỹ tới Bắc Bình Chánh.

* Động vật: do không có nhiều diện tích rừng tự nhiên nên ở Củ Chi không có nhiều những loài động vật hoang dã quý hiếm. Trong vùng chỉ có một số lượng

không nhiều các loài thông thường như rắn, chuột, ếch tương tự các nơi khác ở Việt Nam để phục vụ mục đích ẩm thực.

Ngoài động vật trong tựnhiên, trên địa bàn Huyện còn phát triển nhiều cơ sở chăn nuôi động vật bán hoang dã hay gia súc như: cá sấu (trại cá sấu Tồn Phát xã Trung Lập Thượng), bò sữa Úc (Nông trang Xanh, xã An Nhơn Tây), cá cảnh như cá Koi (vườn suối cá Koi Hải Thanh, xã Trung An) hoặc cá hải tượng, huyết long tại các cơ sở rải rác khác trên khắp địa bàn Huyện …

Ngoài ra, Củ Chi có trạm cứu hộđộng vật hoang dã đầu tiên ở miền Nam do Chi Cục Kiểm lâm Thành phố phối hợp tổ chức Wildlife at Risk (WAR - Tổ chức Bảo vệĐộng vật Hoang dã) xây dựng và hoạt động từnăm2005 trong địa phận Hạt Kiểm lâm CủChi, xã An Nhơn Tâychủ yếu dành cứu hộ gấu nuôi trong nhà và các

loài bò sát như rắn và rùa và các loài thú nhỏ.

2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn

Củ Chi thường được nhắc đến với các di tích lịch sử gắn liền hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay đã trở thành khu tham quan du lịch thu hút

khách trong nước và ngoài nước. Toàn Huyện có 88 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 7 di tích lịch sử, 59 di tích văn hóa và 22 di tích cách mạng, trong đó có 2 di tích lịch sử quốc gia, 2 di tích lịch sử cấp thành phố và 2 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Bảng 4.1: Các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật huyện Củ Chi

STT Tên di tích Địa điểm Xếp hạng Năm công

nhận 1 Di tích lịch sử Địa đạo Bến Dược ấp Phú Hiệp, xã Phú MỹHưng Di tích lquốc gia ịch sử cấp 1979 2 Di tích lịch sử Địa đạo Bến Đình ấNhup Bận Đứến đình, xc ã Di tích lịch sử cấp quốc gia 2004 3 Đình Cây Sộp ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội Di tích lịch sử cấp thành phố 2006 4 Đình Xóm Huế ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội Di tích kiến trúc nghệ thuật Thành phố 2006 5 Chùa Linh Sơn ấp Phú Lợi, xã

Phú Hòa Đông Di tích kithuật Thành phố ến trúc nghệ 2008 6 Đình Tân Thông ấp Trung, Xã Tân

(Nguồn: SởVăn hóa, Thểthao, năm 2017)

Nhìn chung mật độ phân bố di tích văn hóa, lịch sử của Huyện rất ít và thưa

thớt, chủ yếu tập trung ở các xã phía Bắc, còn lại các xã phía Nam hầu như không

hoặc có chỉ là các di tích mang tính chất địa phương. Mặc dù được quan tâm bảo tồn, nhưng cho đến nay các di tích trên địa bàn Huyện có nguy cơ xuống cấp do sự tác động thời gian, chiến tranh và ý thức bảo tồn cũng như kinh phí còn nhiều hạn chế, một sốkhông được đầu tư để bảo tồn trùng tu.

Bên cạnh các di tích lịch sử, văn hóa Củ Chi còn có các làng nghề truyền thống phục vụ sinh hoạt đời sống nông thôn và trong hoạt động nông nghiệp như

làng nghềđan lát rỗ rá, sọt tre xã Thái Mỹ, làng nghề mành trúc xã Tân Thông Hội, làng nghềbánh tráng Phú Hòa Đông…

4.1.2.2. Thc trng vcơ sở vt cht k thuật, khu điểm du lch sinh thái

1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

a. Hệ thống giao thông vận tải tập trung trên địa bàn huyện là loại hình giao

thông đường bộ, đường thủy. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có 1.674 tuyến đường với tổng chiều dài là 1.383 km, bao gồm 01 tuyến quốc lộ (Quốc lộ

22), 06 tuyến tỉnh lộ, 45 tuyến đường trục xã, liên xã; 226 tuyến đường trục ấp liên ấp; 670 tuyến đường ngõ, xóm; 726 tuyến đường trục giao thông nội đồng và 97 cầu với tổng chiều dài là 3.072,90m. Trong giai đoạn 2010-2015, huyện CủChi đã đầu tư nâng

cấp, sửa chữa 495 tuyến đường với tổng chiều dài 640 km, bao gồm 40 tuyến đường trục xã liên xã (tổng chiều dài 204km); 196 tuyến đường trục ấp liên ấp (tổng chiều dài 211km); 136 tuyến đường đường ngõ, xóm (tổng chiều dài 80km); 123 tuyến đường trục nội đồng (tổng chiều dài 145 km).

Về kết cấu của các tuyến đường, trên địa bàn huyện có 482 tuyến đường đã được nhựa hóa/ bê tông nhựa nóng với tổng chiều dài là 684 km; 1.188 tuyến đường đã được cấp phối sỏi đỏ/ cấp phối đá dăm với tổng chiều dài 675 km; 04 tuyến được bê

tông xi măng với tổng chiều dài 3 km. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều xã, còn nhiều tuyến

đường ngõ xóm, tuyến đường trong các khu dân cư chưa được nhựa hóa/bê tông xi

Tuyến đường có chức năng đối ngoại cụ thể là Quốc lộ 22 dài 58,5 km là trục

đường đường xuyên Á nối giữa Tp Hồ Chí Minh và Phnom Penh đi qua các huyện Hóc Môn, Củ Chi ( Tp Hồ Chí Minh), Trảng Bàng, Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) được

xem là con đường huyết mạch hứa hẹn tiềm năng du lịch lớn của huyện. Ngoài ra huyện còn có các tuyến đường nối liền với các tỉnh và các huyện lân cận như:

Bảng 4.2 Các tuyến đường liên vùng huyện Củ Chi ĐVT: m

STT Tên đường Chiều dài Chiều rộng

lòng đường Lộ giới 1 Tỉnh lộ 2 2.000 12 40 2 Tỉnh lộ 6 2.600 10 30 3 Tỉnh lộ 7 22.600 18 40 4 Tỉnh lộ 15 34.000 14-17 40

5 Đường Tam Tân 17.600 7-19,5 40

(Nguồn: Đề án dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017)

Trên địa bàn huyện có 50 cầu đi qua các sông, kênh, rạch trên các tuyến

đường chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 3 quản lý, bao gồm nhiều loại: bê tông dự ứng lực, bê tông liên hợp, bê tông cốt thép,…với tổng chiều dài khoảng 1.630m.

Về giao thông đường thủy: huyện Củ Chi có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Một số tuyến chính ngoài chức năng tưới tiêu, chống úng còn có chức năng giao thông đường thủy như: sông Sài Gòn, kênh Xáng, kênh Quyết Thắng, kênh

Đức Lập… Trong đó sông Sài Gòn là tiềm năng để phát triển DLST ven sông, phát triển du lịch đường thủy từ trung tâm thành phốđến các huyện ngoại thành.

b. Hệ thống cung cấp điện

Hiện huyện CủChi được cấp điện từlưới điện chung của Thành phố Hồ Chí Minh, nhận điện từ các trạm 110/15 - 22KV: Trạm Củ Chi 40MVA+63MVA, trạm

Phú Hòa Đông 1×40MVA, trạm Tân Hiệp 2×18MVA

Lưới điện cao thế: trên địa bàn huyện có các đường dây cao thế 110KV,

220KV, 500KV Đường dây 110KV đến các trạm: CủChi, Phú Hòa Đông, Bến Cát, Trảng Bàng, Gò Đậu có chiều dài trên địa bàn huyện khoảng 64,52km. Đường dây

220KV từ trạm Tân Định (Bình Dương) đến trạm Trảng Bàng (Tây Ninh) có chiều

dài qua địa bàn huyện Củ Chi khoảng 15,2km. Đường dây 500KV từ trạm Phú Lâm

đến các trạm Tân Định, Pleiku, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 24 km. Chiều dài lưới trung thế: 930 km, chiều dài lưới hạ thế: 1.373 km, số trạm biến áp: 2.185 trạm, tổng công suất: 716.700 kVA, tổng số điện kế: 151.041 điện kế, phục vụ 100% dân trên địa bàn huyện và có 20/20 xã tự đánh giá đạt tiêu chí

điện.(Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017).

c. Hệ thống bưu chính, viễn thông

Huyện có 09 bưu cục và 16 bưu điện, trong đó có 01 thư viện Bưu điện Văn

hóa tại ấp Chánh, xã Tân Thông Hội. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại di động đạt trên 98 %, số điểm truy cập internet công cộng là 550 điểm. Hệ thống đài truyền thanh của huyện hiện nay có 02 xã được đầu tư hệ thống đài truyền thanh đạt chuẩn, còn lại 18 xã chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống máy phát thanh và hệ thống loa truyền thanh đã xuống cấp.

Qua đánh giá, do sự phát triển của hệ thống internet và mạng điện thoại di

động nên hiện nay mô hình Bưu điện truyền thống không còn phù hợp, do đó cần chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống Bưu điện theo hướng Bưu điện là điểm sinh hoạt cộng đồng, đọc sách báo miễn phí, duy trì các dịch vụ bưu chính truyền thống mà còn mở rộng thêm nhiều dịch vụnhư: dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ

viễn thông và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng... (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi, 2017).

d.. Hệ thống thuỷ lợi, cấp, thoát nước

Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn huyện đa dạng với tổng chiều dài là 1.202.112 m, Cụ thể: Hệ thống kênh Đông với 492 tuyến kênh các cấp với tổng chiều dài là 379.273m; Hệ thống kênh rạch, mương tiêu với 613 tuyến, tổng chiều dài 822,84 km phục vụtưới tiêu cho 12.000 ha đất sản xuất và dân sinh đã góp phần to lớn trong khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụđa mục tiêu theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện đa phần là kênh rạch tự nhiên nên việc bồi lắng, sạt lở là thường xuyên nên cần duy tu sửa

chữa các công trình thủy lợi hàng năm để đảm bảo tiêu thoát nước. Hiện nay, có 3/20 xã tựđánh giá đạt tiêu chí thủy lợi.

Huyện Củ Chi hiện có một trạm bơm cấp nước thô tại Bến Than - lấy nước từ sông Sài Gòn về cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp, huyện Hóc Môn công suất 300.000 m3/ngày, với tuyến ống cấp nước thô 1500 mm đi trên đường Bến Than, hành lang bảo vệ tuyến ống cấp nước 18 m đến 24 m. Nhưng còn khoảng 15 khu vực thị tứ, trung tâm không có hệ thống cấp nước, một số xã sử dụng nước giếng khoan (công nghiệp) tập trung, dân cư sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm khai thác do các hộgia đình tự khoan giếng. Tổng số giếng khoan trong toàn huyện hiện có 5.214 giếng, với tổng lưu lượng15.485 m3 /ngày, mật độ giếng khai thác 12,2 giếng /km2.

Hệ thống thoát nước là hệ thống chung cho nước mưa và nước thải, mật độ

rất thấp, chủ yếu được xây dựng ở khu vực trung tâm thị trấn Củ Chi, một số cụm

dân cư và một số cụm, khu công nghiệp (khu công nghiệp Tây Bắc, cụm công nghiệp Tân Thạnh Đông. . .). Phần còn lại, nước thải thoát tự nhiên ra chỗ trũng

hoặc kênh rạch, một phần thấm vào đất. (Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Củ

Chi, 2017).

e. Cơ sởlưu trú, dịch vụ du lịch.

Do đặc thù vị trí địa lý của huyện Củ Chi gần với trung tâm Thành phố Hồ

Chí Minh (cách 1 tiếng 30 phút đi bằng ô tô) đồng thời thiếu nhiều sản phẩm dịch vụ hỗ trợ nên hầu như du khách không có xu hướng lưu trú qua đêm nên chỉ có những cơ sở nhỏ lẻ từ 2 sao trở lại, chưa có chuyên môn cao trong phục vụ nhu cầu

đoàn khách du lịch trong và ngoài nước. Trong năm 2017, huyện Củ Chi có 32 cơ sở lưu trú du lịch với 557 phòng đã được xếp hạng (Bảng 1. Danh sách các khách sạn huyện Củ Chi, Phụ lục 4).

Bảng 4.3 Thống kê cơ sởlưu trú huyện CủChi giai đoạn 2013-2017

Khách sạn 2 sao 1 1 2 2 2

Khách sạn 1 sao

22 23 25 28 30

Cơ sởlưu trú chưa

phân hạng 9 10 12 14 14

Tổng số phòng Khách

sạn 1 và 2 sao 438 452 505 526 557

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi,2017 )

Vềcơ sở dịch vụ du lịch mua sắm, ăn uống: Huyện có 01 siêu thị, 17 chợ truyền thống và 50 cửa hàng tiện ích cùng với hệ thống các cửa hàng, tạp hóa khắp các xã. Các cơ sở hạ tầng thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân nhưng chưa có khu mua sắm hàng lưu niệm, trung tâm thương mại lớn phục vụ du khách nước ngoài. Tuy có một sốcơ sở ăn uống đặc sản nổi tiếng như cơ sở bò

tơ Xuân Đào, nhà hàng Bến Nẩy, Kim Mã…nhưng đa phần là cơ sởăn uống nhỏ lẻ. Theo báo cáo, Huyện hiện chỉ có 04 nhà hàng được cấp Quyết định công nhận cơ sở “Dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch” (Nhà hàng Bến Dược, Nhà hàng Bến Đình, Nhà hàng Xuân Anh và Nhà hàng Kim Mã II) và 05 doanh nghiệp lữ hành.

2. Các khu, điểm tham quan du lịch

Trên địa bàn huyện Củ Chi hiện có nhiều khu, điểm du lịch mang tính chất

văn hoá - lịch sử, sinh thái, nổi bật có Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, Bến

Đình được công nhận là khu di tích lịch sử cấp Quốc gia, hàng năm thu hút trên 1,3

triệu lượt khách trong và nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu. Bên cạnh đó một số khu, điểm tham quan du lịch, cơ sở chăn nuôi, trồng trọt và làng nghề và hướng đến du lịch nông nghiệp, nông thôn thu hút khách tham quan và là

nơi học tập ngoại khoá dành cho học sinh, sinh viên thường xuyên. Cụ thể:

Bảng 4.4 Các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi

STT Khu, điểm tham quan

1 Di tích lịch sử Địa đạo Bến Dược

ấp Phú Hiệp, xã

Phú MỹHưng Tham quan, trlịch sử ải nghiệm di tích 2 Di tích lịch sử Địa đạo

Bến Đình ấNhup Bận Đứến đình, xc ã

Tham quan, trải nghiệm di tích lịch sử

3 Công viên nước Củ Chi xã Phước Vĩnh An Vui chơi giải trí 4 Vườn suối cá Koi Hải

Thanh

xã Trung An Tham quan sinh vật cảnh, nghỉ dưỡng

5 Khu Du lịch sinh thái

Bình Mỹ xã Bình Mỹ Nghỉ ăn uống dưỡng, vui chơi giải trí, 6 Khu du lịch sinh thái văn

hóa dân tộc thiểu số FOSACO

xã Nhuận Đức Tham quan, ăn uống nghỉ dưỡng, hoạt động dã ngoại 7 Đình Cây Sộp ấp Cây Sộp, xã Tân

An Hội Tham quan di tích lịch sử 8 Đình Xóm Huế ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội Tham quan kiến trúc nghệ thuật

9 Chùa Linh Sơn ấp Phú Lợi, xã Phú

Hòa Đông Tham quan kithuật ến trúc nghệ 10 Đình Tân Thông ấp Trung, Xã Tân

Thông Hội

Tham quan di tích lịch sử 11 Khu dã ngoại Green Park xã Tân Thạnh

Đông Tham quan hướchơi giải trí cho hng nghiọc sinh ệp, vui 12 Khu Du lịch Sinh thái

Giáo dục Về Quê

xã Tân An Tham quan hướng nghiệp, vui chơi giải trí cho học sinh 13 Khu nông nghiệp công

nghệ cao

xã Phạm Văn Cội Tham quan nghiên cứu sản xuất và thực hành nông nghiệp công nghệ cao

14 Nông trang Xanh xã An Nhơn Tây Tham quan hướng nghiệp, thực hành nông nghiệp, ăn uống, vui chơi giải trí

15 HTX trồng rau an toàn VietGAP

xã Bình Mỹ, xã Trung Hiệp Thạnh

Tham quan mô hình trồng rau an toàn

16 Làng nghềđan lát xã Thái Mỹ, Tham quan nghề truyền thống 17 Làng nghề mành trúc xã Tân Thông Hội, Tham quan nghề truyền thống 18 Làng nghề bánh tráng xã Phú Hoà Đông Tham quan nghề truyền thống 19 Nhà truyền thống huyện

Củ Chi

Tỉnh lộ 8, Thị trấn Củ Chi

Tham quan, nghiên cứu lịch sử cách mạng huyện Củ Chi 20 Nhà tưởng niệm Bà Mẹ

Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Rành

xã Phước Hiệp Tham quan, nghiên cứu

Tổng sốcơ sởvườn, trại, hợp tác xã du lịch sinh thái đang đưa vào hoạt động

lĩnh vực du lịch hoạt động du lịch bao gồm 5 trang trại nông nghiệp chăn nuôi gia

súc, trồng rau, nấm; 3 trang trại nuôi thuỷ sản; 6 vườn lan, cây kiểng (Bảng 2 Danh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái bền vững tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)