Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho môi trường tự nhiên, DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc
“sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh:vật lý, sinh học, tâm lý học
và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà
điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức chứa của mộtđiểm du lịch như sau:
CPI= AR / a
Trong đó: CPI: sức chứathường xuyên (Instantaneous carrying capacity)
AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )
a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)
Có thể tham khảo tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗikhách được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch:
Ví dụ hoạt động giải trí ở các khu du lịchcó sức chứa sau:
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn sức chứa theo hình thức DLST ĐVT: m2/người
Loại hình hoạt động du lịch Tiêu chuẩn không gian tối thiểu
Nghỉ dưỡng biển 30 - 40
Picnic 60 - 80
Hoạt động dã ngoại 100 - 200
Thể thao 200 - 400
( Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)
Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR = TR / a
Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)
TR: Công suấtsửdụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day) TR = Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan
2.4. Các mô hình nghiên cứuvề phát triển DLST bền vững
2.4.1 Các mô hình trên thế giới
1. Trong đề tài nghiên cứu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong, đảo Phuket, Thái Lan (Maythawn Polnyotee, 2014), tác giả khảo sát đánh giá của 120 du khách theo thang đo Likert về 4 yếu tố tác động đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong là: Sức hấp dẫn của điểm đến, lối tiếp cận, phương tiện cơ sở vật chất hạ tầng, an ninh an toàn và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu.
Theo kết quả khảo sát yếu tố được đánh giá theo thứ tự cao nhất là “Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch” với Mean = 3,59, lần lượt là “Lối tiếp cận” với 3,14; “An ninh, an toàn” với 3,10 và cuối cùng là “Cơ sở vật chất hạ tầng” với 3,07. Mô hình nghiên cứu có dạng sau:
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Maythawn Polnyotee
2. Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố bền vững và hoạt động của điểm đến du lịch từ kỳ vọng của các du khách và doanh nghiệp”, (Manuel Rodríguez Díaz và Tomás F. Espino Rodríguez, 2016) tại đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. Các tác
giả đã khảo sát 6 yếu tố : (1) Các nguồn tài nguyên chính và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch; (2) Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước; (3) Cung ứng giá trị văn hoá; (4) An ninh; (5) Dịch vụ lưu trú đa dạng và (6) Hàng không giá rẻ với các biến quan sát về sự bền vững trong hoạt động du lịch tương lai của Gran Canaria
Cộng đồng địa phương Du khách Sự tham gia và thái độ của cộng đồng tác động với du lịch Thái độ với sức hấp dẫn, lối tiếp cận, cơ sở vật chất và an ninh Các yếu tốảnh hưởng đến du lịch bền vững tại bãi biển Patong
và của du khách. Cuộc khảo sát được tiến hành 2 bước với 7 nhóm chuyên gia bao gồm 55 đại diện cho các nhà quản lý các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chuyên gia du lịch, chính trị gia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố đầu tiên tác động tích cực đến sự bền
vững của điểm đến du lịch từ hoạt động tương lai của du khách theo thứ tự là “Các nguồn tài nguyên chủ yếu và chuỗi cung ứng DVDL” (B = 0.562); “An ninh” (B = 0.532); “Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước” (B = 0.176); “Cung ứng giá trị văn hoá” ( B=0,117); “Dịch vụ lưu trú đa dạng” (B=0,066). Riêng yếu tố “Hàng không giá rẻ” (B = 0.184, sig. = 0.033) tuy là cơ hội tuyệt vời cho du khách nhưng lại có tác động ngược lại với sự bền vững kinh tế, và môi trường của điểm đến du lịch do nguy cơ quá tải không kiểm được soát làn sóng du khách vì sự gia tăng nhu cầu du lịch và thu nhập của du khách trong tương lai.
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu PTDLBV của Manuel Rodríguez Díaz
và Tomás F. Espino Rodríguez
3. Trong nghiên cứu “Thái độ hướng đến lợi ích DLST tác động lên sự gắn bó với điểm đến du lịch” (Ibrahim Bazazo và các cộng sự, 2014) tại Wadi-Rum, Jordan; các tác giả đã thu thập 297 mẫu khảo sát từ dân cư địa phương và dùng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố tác động đến sự gắn bó với Wadi-Rum thông qua
Các nguồn tài nguyên chủ yếu và chuỗi cung ứng dịch vụ
du lịch An ninh
Dịch vụ giải trí chọn lọc và chính sách nhà nước Cung ứng giá trị văn hoá
Sự bền vững và hoạt động du lịch
trong tương lai của đảo Gran
Canaria
lợi ich từ du lịch sinh thái.
Mô hình nghiên cứu bao gồm 29 biến quan sát thuộc các yếu tố (1) Phát triển kinh tế, (2) Phát triển xã hội, (3) Bảo tồn văn hoá, (4) Sự tham gia của cộng đồng và (5) Bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Sự gắn bó với điểm đến du lịch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua cảm nhận, thái độ cư dân hướng đến các lợi ích DLST đã tác động đến sự gắn bó với điểm đến du lịch Wadi-Rum theo
thứ tự từ cao đến thấp là Bảo vệ môi trường (4,1), Phát triển kinh tế (3,99), Bảo tồn văn hoá (3,73), Sự tham gia của cộng đồng (3,72) và Phát triển xã hội (3,47).
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Ibrahim Bazazo và các cộng sự 2.4.2 Các mô hình tại Việt Nam
Trong thực tiễntại Việt Nam, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững tại các địa phương có tiềm năng về tài nguyên DLST tự nhiên như :
1. Đề tài của tác giả Vũ Văn Đông (2014) luận án Tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa Vũng Tàu”. Tác giả nghiên cứu thực trạng và tiềm năng du
lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm đề xuất các giải pháp về phát triển du lịch bền vững với mô hình nghiên cứu dựa trên 12 nhân tố với 92 biến quan sát ảnh hưởng
Bảo vệmôi trường Phát triển kinh tế Bảo tồn văn hoá Sự tham gia của cộng đồng Thái độ vì lợi ích DLST Phát triển xã hội Sự gắn bó với Wadi- Rum
đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua mức độ hài lòng của du khách (SAT) về 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường và chạy bằng phần mềm SPSS.
Mức độ hài lòng về các tiêu chí xây dựng phát triển du lịch bền vững theo Phương trình hồi quy bội tuyến tính như sau:
SAT = β0 + β1*F1+ β2*F2+ β3*F3 + β4*F4+ β5*F5+ β6*F6 + β7*F7 + β8*F8 + β9*F9 + β10*F10 + β11*F11 + β12*F12+ εi
Trong đó các nhân tố có tác động đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa –
Vũng Tàu lần lượt là: F1: “Tài nguyên nhân văn”, F2: “Các hoạt động kinh tế”,
F3: “Các hoạt động xã hội”, F4: “Khai thác tài nguyên tự nhiên”, F5: “Quá tải”,
F6: “Các hoạt động môi trường”, F7: “Tài nguyên tự nhiên”, F8: “Môi trường du lịch”, F9: “Cơ sở vật chất”, F 1 0 : “Cơ sở vật chất kỹ thuật”, F11: “Quản lý nhà
nước” và F12: “Các hoạt động phát triển du lịch ”. Kết quả cho phương trình hồi quy là:
SAT = 0,535 + 0,37*F2+ 0,138*F3 + 0,083*F6 + 0,167*F10
Trong các nhân tố trên, nhân tố F2 “Các hoạt động kinh tế”; được xếp hàng
đầu vềtác động đến đến PTDL bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu với β =0,37, sau đó là
các nhân tố F3 “Các hoạt động xã hội”; (β =0,138 ); F10 “Chất lượng sản phẩm du
lịch” (β = 0,167 ); và F6 “Các hoạt động môi trường” (β = 0,083);
Hình 2.5 Mô hình phát triển du lịch bền vững của Vũ Văn Đông
Các hoạt động kinh tế Các hoạt động xã hội Chất lượng sản phẩm du lịch Các hoạt động môi trường Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu
2. Đề tài của tác giả Nguyễn Quyết Thắng (2012): “Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam”,
Luận án tiến sĩ kinh tế, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tiềm
năng DLST cho Vùng du lịch Bắc Trung Bộ theo mô hình Logit và sử dụng
phương pháp đánh giá các yếu tố thành công then chốt (The critical success factors method – CSFs) đểước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST và yếu tố thành công của vùng du lịch. Mô hình phản ánh quan hệ giữa các yếu tố
gồm 10 biến quan sát: (1) Mục đích đi DLST; (2) Thông tin về DLST; (3) Điều kiện an ninh an toàn; (4) Giá chương trình DLST; (5) Loại hình DLST; (6) Thời tiết; (7) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất; (8) Thời gian lưu trú; (9) Bảo vệ môi
trường; (10) Sản phẩm đặc thù và 1 biến phụ thuộc (Y) xác suất quyết định đi DLST của du khách được điều tra tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2011 .
Kết quảđiều tra cho thấy trừyếu tố X5 (Loại hình DLST) có B=0,000614ns là
không có ý nghĩa thống kê; còn lại nhu cầu đi DLST của du khách phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp là X9 (Bảo vệ môi trường) β=3,585780; X3 (Điều kiện an toàn) β=3,024816; X6 (Điều kiện CSHT &CSVC) β=2,673721; X7 (Điều kiện thời tiết) β=2,385498; X1 (Có mục đích DLST) β=2,277648; X2 (Mức độ thông tin) β=1,981441; X8 (Thời gian lưu trú) β=1,476103 và X10 (Sản phẩm đặc thù) β=0,715753. Riêng yếu tố X4 (Giá chương trình DLST)
có β= -0,600972 (giá trị âm) chỉ ra rằng nếu giá chương trình DLST tăng sẽ làm hạn chế sự lựa chọn đi DLST của du khách.
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quyết Thắng
Bảo vệ môi trường
Điều kiện an toàn
Điều kiện CSHT
Điều kiện thời tiết
Có mục đích DLST
Mức độ thông tin
Thời gian lưu trú
Sản phẩm đặc thù
Nhu cầu du lịch sinh thái của du khách vùng Bắc
3. Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, (Nguyễn Thị Trang Nhung, Đỗ
Mỹ Hạnh, Nguyễn Quốc Oánh Khoa, 2014) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ (CLDV) du lịch sinh thái (DLST). Các tiêu chí ảnh hưởng
đã được đo lường và kiểm định thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được thu thập năm 2014 với kích thước mẫu là 252 du khách có trải nghiệm tại vườn quốc gia Ba Vì.
Các tác giả sử dụng 41 biến quan sát với thang đo Likert 5 mức độ cảm nhận của du khách về sựhài lòng đối với Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái. Kết quả
phân tích hồi quy cho thấy loại trừ yếu tố phương tiện vận chuyển thì có 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến CLDV theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: Cảnh quan sinh
thái; Tính đồng cảm; Tính đáp ứng; Sự đảm bảo liên lạc; Khảnăng quản lý; và Sự
an toàn.
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung và các cộng sự
4. Trong mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch Chợ Nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận”, (Nguyễn Trọng Nhân, 2015), tác giả nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận bằng bảng câu hỏi đối với 240 khách
du lịch đến chợ nổi Cái Răng và Phong Điền (thành phố Cần Thơ), 120 khách du
lịch đến chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Cảnh quan sinh thái Tính đồng cảm Tính đáp ứng Sự đảm bảo liên lạc Chất lượng dịch vụ DLST VQG Ba Vì Khả năng quản lý Sự an toàn
Nghiên cứu sử dụng 8 tiêu chí để đo lường các khía cạnh tác động đến sự
phát triển du lịch chợ nổi: (1) Môi trường tự nhiên (3 biến đo lường); (2) Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (4 biến đo lường); (3) Phương tiện vận chuyển tham quan (6
biến đo lường); (4) Dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm và giải trí (4 biến đo lường); (5) Cơ sở lưu trú (7 biến đo lường); (6) An ninh trật tự và an toàn (3 biến đo lường); (7) hướng dẫn viên du lịch (6 biến đo lường) và (8) Giá cả các loại dịchvụ (5 biếnđo lường).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
du lịch chợ nổi, đó là: “Nguồn nhân lực dulịch”, “Giá cả các loại dịch vụ”, “Cơ
sở lưu trú”, “Phương tiện vận chuyển tham quan”, “Dịch vụ du lịch”, “Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch” và “An ninh trật tự và an toàn”.
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân
2.5. Mô hình nghiên cứu đềxuất và các giả thuyết nghiên cứu
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Theo Tribe & Snaith (1998)5, hiện nay có 4 mô hình đánh giá mức độ hài
lòng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng: mô hình IPA (Important-Perferformance Analysis), mô hình SERVQUAL (Service Quality), mô hình HOLSAT (Holiday Satisfaction) và mô hình SERVPERF (Service Performance). Trong đó SERVPERF
Nguồn nhân lực DL
Giá cả các loại dịch vụ Cơ sởlưu trú Phương tiện vận chuyển
Phát triển du lịch Chợ Nổi và vùng phụ cận Dịch vụ du lịch Cơ sở hạ tầng An ninh trật tự và an toàn
là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng vì không gặp phải vấn
đề khi yêu cầu khách hàng đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm nhận (Cronin & Taylor, 1992; Kandamully, 2002; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009; Nadiri & Hussain, 2008; Soliman & Alzaid, 2002; Cunningham, Young, & Lee, 2002). Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình SERVPERF hiệu quả hơn
trong việc đánh giá sự thỏa mãn và cho những nghiên cứu đòi hỏi sự ngắn gọn. Vì
đối tượng nghiên cứu của đề tài là khách du lịch, họthích được nghỉ ngơi, thư giãn hơn là phải ngồi trả lời một cuộc phỏng vấn mất nhiều thời gian, nên đề tài quyết
định chọn mô hình SERVPERF cho việc đánh giá mức độ hài lòng của du khách
đối với các yếu tốtác động đến phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi.
Căn cứ vào các mô hình nghiên cứu DLST và phát triển du lịch bền vững
trong và ngoài nước và kết quả nghiên cứu tại Việt Nam trong Bộtiêu chí đánh giá điểm đến du lịch Việt Nam được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phê duyệt gồm nhóm tiêu chí sau: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Sản phẩm và dịch vụ; (3) Quản lý điểm đến; (4) Cơ sở hạ tầng; (5) Sự tham gia của cộng đồng địa phương (6) Sự hài lòng của du khách cho thấy một số yếu tố của các nghiên cứu trên có thể xem xét vận dụng trong nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến DLST bền vững tại huyện Củ
Chi là:
- Yếu tố tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến phát triển DLST (Phạm Trung
Lương, 1998) phải dựa trên sự hấp dẫn, độc đáo đa dạng, cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, văn hoá bản địa đặc sắc, nguồn tài nguyên dồi dào thuận lợi dễ khai thác, tiếp cận quanh năm và có sức chứa thuận tiện theo Nguyễn Thị Trang Nhung, (2014) và Manuel Rodríguez Díaz (2016).
-Về cơ sở vật chất hạ tầng, hầu hết các mô hình đều xem đây là một yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu đi DLST của khách du lịch và phát triển DLST bền vững. Cơ sở hạ tầng theo tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung (2014) và Maythawn Polnyotee (2014) là hệ thống đường sá, cơ sở điện, nước, thông tin liên lạc và các
trang thiết bị, phương tiện phục vụ an toàn , tiện nghi, hiện đại.
các tác động đến phát triển bền vững, và sự hài lòng của du khách tại điểm đến. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2015) sản phẩm, dịch vụ cụ thể là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch dành cho du khách tìm hiểu về văn hoá, lối sống cư dân bản địa khi lưu lại kết hợp mua sắm hàng hoá đặc sản, thưởng thức dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, trải nghiệm về dịch vụ
DLST.
- Để phát triển bền vững, công tác tổ chức quản lý điểm đến được nhấn mạnh trong các mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang Nhung (2014) hoặc tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2015) đề xuất 3 biến đo lường về an ninh trật tự và an toàn cho du khách; 5 biến đo lường về giá cả các loại dịch vụ và 6 biến đo lường về hướng dẫn viên du lịch, nhân viên phục vụ địa phương.