PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu
Dựa trên cơ sở lý thuyết về CDCC và các tài liệu tổng quan ở chương 1, kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây cũng như xem xét đặc thù nghiên cứu trong một quốc gia và giới hạn về dữ liệu, chúng tôi đề xuất mô hình để đánh giá tác động của các yếu tố đến CDCC cho các địa phương ở Việt Nam như sau:
Trong đó: là chỉ số theo thời gian ; là chỉ số theo đơn vị chéo tức là các địa phương . Sở dĩ chỉ có 60 địa phương bởi trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2018 thí có các địa phương tách ra hoặc nhập lại, do đó chúng tôi gộp dữ liệu của Đắc Nông vào Đắc Lắc; Hậu Giang vào Cần Thơ; Điện Biên vào Lai Châu và Hà Tây vào Hà Nội. là hệ số chặn; là các đặc trưng riêng không quan sát được của mỗi đơn vị và là thành phần sai số ngẫu nhiên.
- Biến phụ thuộc: CDCC là đại diện cho mức độ CDCC được đo bởi tỷ trọng các khu vực. Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ.
- Các biến giải thích bao gồm:
+ Quy mô dân số của các địa phương (biến lnDS): được xác định là logarith tổng dân số của mỗi địa phương. Theo Todaro và Smith (2011), vai trò của dân số trong các tài liệu phần lớn không rõ ràng, nhưng một lập luận phổ biến hơn là tăng trưởng dân số như một yếu tố thiết yếu để kích thích sự phát triển. Điều này là do các quần thể lớn hơn có thể hưởng lợi từ các nền kinh tế quy mô trong sản xuất và dịch vụ thông qua nhu cầu tiêu dùng gia tăng. Bên cạnh đó, khi dân số tăng sẽ dẫn đến xu hướng chiếm nhiều đất đai nên việc giảm đất trồng trong nông nghiệp cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp, hướng đến các khu vực phi nông nghiệp. Từ đó, thúc đẩy CDCCLĐ diễn ra nhanh hơn. Do vậy, chúng ta kỳ vọng một dấu dương đối với hệ số của biến này. Trong các nghiên cứu của Dabla-Norris và cộng sự (2013), Marouani & Mouelhi (2015) cũng đã xác nhận tác động của quy mô dân số đối với CDCLĐ.
+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (lnGDPBQ): được xác định là logarith tổng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cuối cùng của mỗi địa phương. Theo Behera
và Tiwari (2015) xem xét quá trình CDCC và theo Dabla-Norris và cộng sự (2013) đưa ra các đặc tính thực nghiệm về quá trình chuyển đổi cơ cấu trên thế giới và phân tích thực nghiệm cho thấy GDP tăng có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hóa-công nghiệp hóa. Khi GPD bình quân đầu người tăng thì mức sống của con người sẽ cao hơn, họ bắt đầu có xu hướng sử dụng những hàng hóa xa xỉ, đắt tiền để thỏa mãn các nhu cầu cao cấp của họ. Rõ hơn là con người bắt đầu có xu hướng chuyển dịch nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm sang các hàng hóa, sản phẩm thuộc về ngành công nghiệp và dịch vụ (vì cơ bản, lúc này các hàng hóa thuộc về ngành công nghiệp và dịch vụ được xem là các sản phẩm hàng hóa có sự cải tiến, phát triển và hợp với nhu cầu của người dân trong thời đại hội nhập). Khi GDP bình quân đầu người tăng thì họ bắt đầu đi đầu cơ bất động sản, thành lập các khu công nghiệp trên các diện tích đất nông nghiệp, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, kéo theo đó là dẫn đến việc số lao động trong nông nghiệp bị giảm đi và lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Từ đó, thúc đẩy CDCCLĐ diễn ra nhanh hơn. Do vậy, chúng ta kỳ vọng một dấu dương đối với hệ số của biến này.
+ Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (biến lnFDI): FDI là chiếc cầu nối hữu hiệu giúp cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu, góp phần tạo cơ hội việc làm cho người lao động, giúp phát triển kinh tế của một quốc gia. Các dự án được hình thành từ nguồn vốn FDI thường được tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm. Đa phần những khu vực này thường có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra giá trị cao để tăng nhanh năng suất lao động, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu lao động sang. Ngoài ra người lao động có kỹ năng có thể được làm việc ở môi trường công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp phát huy được năng lực của bản thân, góp phần ổn định thu nhập. Cấu trúc nguồn lực lao động đã và đang dịch chuyển từ khu nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ lĩnh vực thâm dụng sang các ngành công nghệ cao. FDI cũng chính là một trong các yếu tố thúc đẩy CDCCLĐ.
+ Quy mô xuất nhập khẩu (biến lnXNK): Đây cũng được xem là một trong những nhân tố được xác định là có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Theo Melitz (2003), việc tiếp xúc với thương mại của một quốc gia sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động có hiệu quả, tạo ra năng suất – giá trị sản lượng cao hơn khi gia nhập vào thị trường xuất khẩu, cong lại các công ty trong nước với năng lực sản thấp hơn sẽ tiếp tục sản xuất cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong quá trình xuất nhập khẩu thì việc cạnh tranh là không tránh khỏi, yếu tố này cũng góp phần làm cho các ngành công nghiệp bị thu hẹp, và điều này giải phóng lao động sang các lĩnh vực
kém hiệu quả hơn như nông nghiệp và khu vực kinh tế phi chính thức (McMillan và Rodrik, 2011). Vì vậy, chúng ta kỳ vọng một dấu dương đối với hệ số của biến này.
+ Vốn đầu tư khu vực tư nhân (biến VTN): Vốn tư nhân là yếu tố đại diện cho doanh nghiệp tư nhân và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế đất nước. Ngày nay, vốn tư nhân ngày càng gia tăng và thường tập trung hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế đặc biệt ở khu vực dịch vụ. Ngành nghề này chủ yếu là hoạt động buôn bán lẻ và dịch vụ thời gian nên thu hút đông đảo một lượng lớn lao động từ nông nghiệp sang khu vực này để làm việc. Vốn tư nhân không chỉ đóng góp vào GDP và tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động. Đây còn được xem là yếu tố tác động tích cực đến CDCCLĐ.
+ Tỷ lệ phần trăm dân số ở thành thị (biến TTHI): Đại diện bởi tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số, có tác động rất rõ đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Điều này được giải thích bởi việc khi người dân nhìn thấy được tiềm năng phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ về tiền lương cũng như số công việc, kéo theo đó là các chế lợi phúc lợi tốt cho người lao động thì họ sẽ kéo sang các khu vực này để làm việc (thường là những công việc dịch vụ, mang tính chất giản đơn), dẫn đến tình trạng lao động chuyển sang các khu vực thành thị. Như McMillan & Rodrick (2011) đã nhận định sự thành công của việc chuyển đổi cơ cấu phụ thuộc vào việc chuyển lao động dư thừa từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại. Điều này dẫn tới sự thay đổi vị trí thường xuyên từ nông thôn ra thành thị.
+ Khoảng cách năng suất lao động: Người lao động có xu hướng rời khỏi nông thôn ra thành thị để tìm kiếm các việc làm có năng suất cao cùng với mức thu nhập cao để cải thiện cuộc sống. Vì làm việc năng suất cao đồng nghĩa tiền lương cũng tăng lên. Đây là yếu tố được xem là quan trọng để thu hút một lượng lớn lao động chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp giúp cho năng suất được cải thiện (năng suất cao hơn hay còn gọi là khoảng cách năng suất lao động). Theo Sen (2016) phân tích KCNS trong quá trình CDCC bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của chính phủ và can thiệp của thị trường. Theo tác giả, KCNS ảnh hưởng đến cầu lao động từ các khu vực có năng suất cao và cung lao động từ các khu vực có năng suất thấp, đến việc di chuyển của lao động từ các khu vực năng suất thấp như nông nghiệp sang năng suất cao như công nghiệp, dịch vụ. Trong nghiên cứu này, bên cạnh việc xem xét khoảng cách năng suất giữa khu vực nông nghiệp với phi nông nghiệp (biến KCNSP_N), chúng tôi nghiên cứu tác động của cả khoảng cách năng suất giữa khu vực nông nghiệp với các khu vực công nghiệp (biến KCNSC_N) và dịch vụ (biến KCNSD_N) để có sự so sánh về mức độ tác động.
Tóm tắt các biến sẽ sử dụng trong các mô hình định lượng được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các biến sử dụng trong mô hình định lượng
Tên biến Ký hiệu Đo lường Dấu kỳ
vọng
Tỷ trọng lao động khu
vực phi nông nghiệp LDPNN Số lao động tham gia ở khu vựcphi nông nghiệp/Tổng số lao động Tỷ trọng lao động khu
vực công nghiệp LDCN Số lao động tham gia ở khu vựccông nghiệp/Tổng số lao động Tỷ trọng lao động khu
vực dịch vụ LDDV Số lao động tham gia ở khu vựcdịch vụ/Tổng số lao động Thu nhập bình quân
đầu người lnGDPBQ Logarith của mức thu nhập bìnhquân đầu người + Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
lnFDI Logarith của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
+ Vốn đầu tư khu vực tư
nhân lnVTN Logarith của vốn đầu tư khu vựctư nhân +
Quy mô dân số lnDS Logarith của tổng dân số +
Tỷ lệ dân số thành thị TTHI Dân số ở thành thị/Tổng dân số +
Độ mở nền kinh tế lnXNK Logarith của giá trị xuất khẩu và
nhập khẩu +
Khoảng cách năng suất giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp
KCNSP_N Năng suất lao động khu vực phi nông nghiệp trừ đi năng suất lao động khu vực nông nghiệp
+
Khoảng cách năng suất giữa công nghiệp và nông nghiệp
KCNSC_N Năng suất lao động khu vực công nghiệp trừ đi năng suất lao động khu vực nông nghiệp
+
Khoảng cách năng suất giữa công nghiệp và nông nghiệp
KCNSD_N Năng suất lao động khu vực dịch vụ trừ đi năng suất lao động khu vực nông nghiệp
+
Nguồn: Tổng hợp bởi các tác giả
Mô hình (2.1) sẽ được ước lượng với phương pháp thích hợp để chọn ra mô hình tốt nhất hỗ trợ cho việc đánh giá tác động của các yếu tố đến quá trình CDCCLĐ.