Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại việt nam NCKH (Trang 62 - 69)

MLI CỦA CƠ CẤU LAO ĐỘNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

4.3. Phân tích kết quả

Từ các phân tích nhận định ở trên, kết quả ước lượng từ các mô hình với ước lượng FGLS sẽ được sử dụng. Để thuận tiện cho việc phân tích kết quả, bảng 3.4 tổng hợp chung kết quả từ ba mô hình.

Biến (1) FGLS_PNN (2) FGLS_CN (3) FGLS_DV lnGDPBQ 9.920*** (0.000) 3.834*** (0.000) 4.494*** (0.000) lnDS 2.510*** (0.001) 1.419** (0.012) 1.252** (0.016) lnFDI 0.345*** (0.000) 0.389*** (0.000) 0.0672 (0.261) lnXNK 0.762*** (0.000) 0.539*** (0.000) -0.137 (0.267) lnVTN 0.830*** (0.009) 0.318(0.206) 0.633***(0.008) TTHI 0.532*** (0.000) 0.154***(0.000) 0.391***(0.000) KCNSP_N 70.44*** (0.000) KCNSC_N 17.53*** (0.000) KCNSD_N 20.19*** (0.000) _cons 29.62*** (0.000) -17.71*** (0.000) -12.89*** (0.000) Số quan sát 1056 1056 1056 Wald test 4189.0 1441.4 3145.1

Ghi chú: p-value ở trong dấu ngoặc; * p<0.10, ** p<0.05, *** p<0.01

Nguồn: Tính toán bởi các tác giả

Đầu tiên với biến quy mô dân số, biến này mang dấu dương và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%. Điều này thể hiện quy mô dân số có tác động dương đến sự dịch chuyển lao động sang khu vực phi nông nghiệp. Dân số cao hơn sẽ tạo ra một áp lực về vấn đề giải quyết công việc cao hơn, trong khi đó đất đai canh tác trong nông nghiệp bị giới hạn, thậm chí có xu hướng sụt giảm mạnh mẽ đã dẫn đến sự di chuyển lao động sang các khu vực khác. Ngoài ra, dân số đông đã tạo ra thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ các hàng hóa và sản phẩm từ khu vực công nghiệp và dịch vụ, làm cho cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển nhanh hơn sang các khu vực này. So sánh giữa hai khu vực công nghiệp và dịch vụ có thể thấy tác động của quy dân số đối với khu vực dịch vụ có phần cao hơn, tuy nhiên mức độ không đáng kể.

Biến GDPBQ đều mang dấu dương dương và đều có ý nghĩa mức thống kê 1% ở cả ba khu vực phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Khi GDP bình quân đầu người tăng đã thúc đẩy nhu cầu của con người thích tiêu thụ các hàng hóa và sản phẩm từ khu vực

công nghiệp và chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ. Chính vì thế đã dẫn đến một lượng lớn lao động dịch chuyển sang các khu công nghiệp và dịch vụ để làm việc, để cung ứng hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng con người. Ngoài ra, thu nhập ở khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng tạo ra sự chênh lệch về mức sống gữa thành thị và nông thôn, dẫn đến đội ngũ lao động dịch chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ để làm việc. So sánh hệ số này giữa các khu vực cho thấy biến này đều tác động rõ ràng đến sự dịch chuyển lao động ở cả khu vực dịch vụ cao hơn so với khu vực công nghiệp.

Biến vốn FDI mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê mức 1% ở khu vực PNN và CN. Điều này cho thấy vốn đầu tư nước ngoài tác động mạnh đến sự dịch chuyển lao động ở khu vực công nghiệp nhưng không tác động ở khu vực dịch. FDI được xem như chất xúc tác thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Bởi vì vốn FDI đa số đều tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc các ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, da giày…nên số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra FDI đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành sử dụng tay nghề thủ công sang các ngành áp dụng công nghệ cao. Cho thấy FDI đã đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng nguồn lao động của Việt Nam. Chính vì thế có sự tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động sang ngành công nghiệp nhiều hơn là dịch vụ.

Tương tự với xuất nhập khẩu, biến này cũng mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho ta thấy rằng quy mô xuất nhập khẩu có tác động dương đến sự dịch chuyển lao động. Qua kết quả trên ta thấy, lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp và khu vực nông nghiệp. So sánh giữa hai khu vực phi nông nghiệp và dịch vụ thì mức độ tác động ở hai khu vực này là như nhau. Nguyễn Thị Minh & cộng sự (2016) cũng đã cho thấy kết quả tương tự cho nền kinh tế Việt Nam. Cũng nghiên cứu ở Việt Nam, McCaig và Pavcnik (2013) đưa ra kết luận về ảnh hưởng tích cực của độ mở thương mại (đo bởi tỷ trọng xuất nhập khẩu trong GDP) đối với thay đổi cơ cấu theo hướng dịch chuyển các nguồn lực ra khỏi khu vực nông nghiệp. Các tác giả nhận định rằng “các chính sách mở rộng và tự do hóa thương mại trong thời kỳ ‘Đổi mới’ (hợp nhất và giảm tỷ giá, nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu và xuất khẩu, loại bỏ tất cả các khoản trợ cấp ngân sách cho xuất khẩu bắt đầu từ năm 1989) là công cụ kích hoạt sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế và tập trung vào sản xuất với chi phí nông nghiệp và các khu vực năng suất thấp khác”.

Biến VTN mang dấu dương và đều có ý nghĩa mức thống kê 1% ở mô hình với biến phụ thuộc là lao động phi nông nghiệp và lao động dịch vụ. Ở khu vực công nghiệp mặc dù có dấu dương nhưng chưa đạt được mức ý nghĩa thống kê tối thiểu ở mức 10%. Đây là minh chứng khẳng định vốn đầu tư khu vực tư nhân đã làm dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp một cách mạnh mẽ, trong đó chủ yếu là sự di chuyển sang khu vực dịch vụ. Như vậy, vốn tư nhân đầu tư vào khu vực dịch vụ dường như đã tạo ra số lượng việc làm đáng kể và kéo theo một lực lượng lao động mạnh mẽ hơn khi đầu tư vào khu vực công nghiệp. Nguyên nhân của điều này bởi đa số vốn tư nhân có quy mô nhỏ và còn hạn chế quản trị, thị trường, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thông tin, pháp lý. Nên VTN thường đầu tư cho các hoạt động dịch vụ giản đơn như buôn bán nhỏ lẻ, ít kỹ năng nghề nghiệp. Điều này đã lôi kéo lao động sang làm việc ở khu vực dịch nhiều hơn.

Hệ số của biến TTHI ở các mô hình đều dương và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Đây là minh chứng thể hiện biến này có ảnh hưởng tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực phi nông nghiệp. Hệ số của biến TTHI ở mô hình dịch vụ cao hơn nhiều so với mô hình công nghiệp một lần nữa cho thấy việc đô thị hóa đã kéo theo một lượng lớn lao động di chuyển sang khu vực dịch vụ. Việc đô thị hóa sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp dẫn đến các lao động trước đây tham gia vào nông nghiệp phải chuyển đổi công việc của họ. Bên cạnh đó, khi thành thị ngày càng phát triển và mở rộng, sẽ thu hút dân cư ở các nơi khác đến cho nên nhu cầu về hàng hóa dịch vụ được sử dụng ngày càng nhiều hơn so với hàng hóa công nghiệp, dẫn đến việc người dân tìm kiếm các công việc liên quan đến hàng hóa dịch vụ tăng. Khu vực công nghiệp mặc dù vẫn có tác động nhưng nếu xét quy mô thì CDCC lao động thì người lao động có xu hướng bị thu hút mạnh hơn (gần gấp đôi) bởi khu vực dịch vụ.

Cuối cùng, khoảng cách năng suất cũng là một yếu tố thúc đẩy lao động di chuyển. Các biến về khoảng cách năng suất mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy năng suất quyết định mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng từ khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao hơn. So sánh KCNS giữa khu vực nông ngiệp - phi nông nghiệp, năng suất ở nông nghiệp thấp hơn, người lao động sẽ dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp để tìm việc làm. Tương tự, KCNS nông nghiệp - công nghiệp làm dịch chuyển lao động sang khu vực công nghiệp, KCNS nông nghiệp - dịch vụ làm dịch chuyển lao động sang khu vực dịch vụ. Theo kết quả ước lượng, CDCCLĐ sang khu vực công nghiệp có phần thấp hơn, vì đây là nơi đòi hỏi người lao động phải có tay nghề nên sẽ là rào cản cho người nông thôn tìm kiếm việc

làm ở khu vực công nghiệp. Khu vực dịch vụ ở nước ta với đặc thù công việc phần lớn là giản đơn, ít đòi hỏi kỹ năng, do vậy lực lượng lao động dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công việc ở khu vực này.

Hình 4.1. Biến động năng suất lao động của các khu vực (giá so sánh 2010)

Nguồn: thực hiện bởi các tác giả

Kết quả này là phù hợp với mô hình lý thuyết về CDCC của Lewis, theo đó lao động sẽ di chuyển từ khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao hơn. Nhìn vào hình 4.1 có thể thấy khu vực nông nghiệp có năng suất lao động khá thấp so với hai khu vực còn lại. Ở những năm đầu (năm 1995 trở về trước), dịch vụ luôn là khu vực có mức năng suất cao nhất, nhưng ở giai đoạn sau đó thì vị trí này đã thuộc về khu vực công nghiệp – xây dựng. Trong suốt cả giai đoạn 1986-2019 thì nông nghiệp luôn có năng suất thấp nhất và mức chênh lệch khá cao so với khu vực công nghiệp và dịch vụ. Điều đáng lo ngại là dường như sự chênh lệch này lại đang có xu hướng gia tăng. Cho đến năm 2019, năng suất lao động công nghiệp đã cao gấp hơn 3 lần và năng suất lao động dịch vụ cũng cao hơn gần 3 lần so với năng suất lao động nông nghiệp.

Trên đây là các kết quả phân tích cho tất cả các địa phương. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích theo từng khu vực về địa lý cho sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp dưới sự tác động của các yếu tố. Chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình cho từng khu vực theo phương pháp FGLS với biến phụ thuộc là tỷ trọng lao động phi nông nghiệp (LDPNN). Việc lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp cũng dựa trên quy trình giống như đã nêu trong sơ đồ trong hình 2.1. Tổng hợp kết quả ước lượng của các mô hình này được trình bày trong bảng 4.7.

Có thể thấy, Tây Nguyên là khu vực mà các yếu tố ít có tác động đến sự chuyển dịch, chỉ có quy mô dân số và khoảng cách năng suất có ảnh hưởng đáng kể. Trong đó, yếu tố dân số lại có tác động ngược chiều đến sự chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp, kết quả này khác biệt hẳn so với 5 khu vực còn lại. Thực tế cho thấy, phần lớn người dân ở các địa phương này sinh sống ở những nơi mà điều kiện còn nhiều khó khăn, họ khó có thể đáp ứng các yêu cầu để rời khỏi nông nghiệp và phải đành chấp nhận ở lại làm việc trong khu vực này làm cho tỷ trọng lao động nông nghiệp cao hơn khu vực phi nông nghiệp. Khu vực 5 và khu vực 6 là hai khu vực mà các yếu tố đều có tác động tích cực và mạnh mẽ đến quá trình CDCCLĐ.

Thu nhập của người dân, khoảng cách năng suất và tỷ lệ dân số thành thị là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quá trình CDCCLĐ ở tất cả các khu vực thể hiện các hệ số của hai biến này đều có ý nghĩa ở mức dưới 1%, các yếu tố này đều hướng cho lao động di chuyển sang khu vực phi nông nghiệp, ngoại trừ yếu tố thu nhập và dân số thành thị của khu vực Tây Nguyên mặc dù có dấu dương nhưng ảnh hưởng chưa được rõ nét (hệ số không có ý nghĩa ở các mức thông thường). Tương tự như vậy là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại cũng đều thể hiện tác động tích cực đến dịch chuyển lao động ở các khu vực nhưng FDI tác không rõ nét ở khu vực 2 (Trung du và miền núi phía Bắc), khu vực 4 (Tây Nguyên) bởi các địa phương này thu hút được rất ít nguồn vốn FDI. Độ mở thương mại thì dường như không có tác động ở các khu vực 3 và khu vực 4. Đối với nguồn vốn tư nhân thì nó chỉ có tác động tích cực và rõ nét nhất cho sự dịch chuyển lao động ở khu vực 6 (Đồng bằng sông Cửu Long). Ở khu vực 5 (Đông Nam Bộ) thì hệ số của biến này lại là âm và chỉ có ý nghĩa ở mức 10%. Các khu vực còn lại thì đầu tư khu vực tư nhân không có ảnh hưởng rõ nét đến quá trình CDCCLĐ.

Bảng 4.7. Kết quả ước tính cho mỗi khu vực

Tên biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) KV1 KV2 KV3 KV4 KV5 KV6 lnGDPBQ 16.71*** 8.93*** 10.08*** 1.40 7.75*** 6.12*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.715) (0.000) (0.001) lnDS 1.28 3.84*** 1.25 -7.27** 9.69*** 9.90*** (0.377) (0.005) (0.247) (0.020) (0.000) (0.000) lnFDI 0.33* 0.09 0.58*** 0.29 1.94*** 0.31** (0.096) (0.300) (0.001) (0.451) (0.001) (0.032) lnXNK 0.89* 0.51*** 0.20 0.02 0.98* 3.80*** (0.060) (0.002) (0.501) (0.981) (0.083) (0.000) lnVTN -0.23 0.44 -0.37 3.45 -1.78* 2.95*** (0.712) (0.295) (0.322) (0.105) (0.066) (0.002) TTHI 0.41*** 0.62*** 0.61*** 0.15 0.34*** 0.38*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.512) (0.000) (0.000) KCNSP_N 147.39*** 150.43*** 62.19*** 32.93*** 52.45*** 64.71*** (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) Constant -24.58*** -40.77*** -7.10 40.49** -59.76*** -115.96*** (0.008) (0.000) (0.327) (0.041) (0.000) (0.000) Số quan sát 209 213 260 52 119 203 Số đơn vị 11 13 14 4 6 12 Wald test 1912 1141 5796 85.62 726.5 625.1

Ghi chú: KV1: Đồng bằng sông Hồng, KV2: Trung du và miền núi phía Bắc, KV3: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, KV4: Tây Nguyên, KV5: Đông Nam Bộ, KV6: Đồng bằng sông Cửu Long.

Giá trị p-value ở trong dấu ngoặc; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Như vậy, có thể thấy chỉ có mô hình cho khu vực 6 là các yếu tố có sự tương đồng nhất so với mô hình chung cho tất cả các địa phương đã xem xét ở trên. Các yếu tố xem xét đều có tác động tích cực đến sự di chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp và hệ số của các biến này đều đạt được mức ý nghĩa cao. Trái ngược với hình thái của khu vực 6 là khu vực 4. Các khu vực còn lại hệ số của các biến trong mô hình chỉ có một chút khác biệt so với mô hình chung.

4.4. Kết luận chương 4

Chương 4 đã trình bày kết quả ước lượng các mô hình để đánh giá tác động của các yếu tố đến quá trình CDCCLĐ. Các mô hình được ước lượng và kiểm định với các phương pháp phù hợp nhằm đảm bảo tính tin cậy của các kết quả ước lượng. Phương pháp ước lượng FGLS đã được lựa chọn để khắc phục những khuyết tật của mô hình và kết quả ước tính từ FGLS sẽ được sử dụng cho việc phân tích.

Chúng tôi xem xét mô hình với các biến phụ thuộc bao gồm tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp (LDPNN), tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp (LDCN) và tỷ trọng lao động dịch vụ (LDDV). Kết quả cho thấy các biến xem xét trong mô hình đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến sự chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp. Xét theo từng khu vực thì dịch vụ là khu vực không nhận được ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê cho việc di chuyển lao động sang khu vực này từ các yếu tố về FDI và xuất nhập khẩu, thậm chí dấu của biến nhập khẩu là âm. Cũng như vậy, vốn khu vực tư nhân chưa phải là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch lao động đến khu vực công nghiệp.

Chương 5

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại việt nam NCKH (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w