Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng khu vực

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại việt nam NCKH (Trang 51 - 57)

MLI CỦA CƠ CẤU LAO ĐỘNG

3.3.Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng khu vực

Xem xét trong tổng thể nền kinh tế thì cơ cấu trong GDP cũng như trong lao động đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ và theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, để quan sát toàn diện hơn về quá trình CDCC thì cũng cần thiết phải xem xét sự chuyển dịch bên trong mỗi khu vực. Với giới hạn về dữ liệu, chúng tôi chỉ tập trung phân tích trong khu vực công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2005-2019.

Hình 3.4 thể hiện sự biến động trong tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp. Đối với khu vực này, lao động tập trung chủ yếu ở các ngành trong nhóm công nghiệp

chế biến, chế tạo. Nhóm ngành này chiếm 66,9% ở năm 2005 và tăng nhẹ lên 68,6% vào năm 2019. Tiếp đến là ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lao động thấp nhất là 26,3% năm 2005 và cao nhất là 30,2% năm 2010. Như vậy, có thể thấy hai nhóm này tập trung gần như toàn bộ lực lượng lao động ở khu vực công nghiệp. Ba nhóm ngành còn lại chiếm tỷ trọng lao động chỉ dao động trong khoảng từ 3,4% đến 6,8%. Sự dịch chuyển lao động trong nội bộ các ngành thuộc khu vực công nghiệp diễn ra cũng khá chậm.

Hình 3.4 Tỷ trọng lao động các nhóm ngành thuộc khu vực công nghiệp

Nguồn: Thực hiện bởi nhóm tác giả

Từ bảng 3.5 cho thấy, có 5 nhóm ngành: Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3, Nhóm 4, Nhóm 5 là những nhóm ngành chủ đạo, luôn chiếm trên 80% lao động từ năm 2005 đến năm 2019 trong nội bộ khu vực dịch vụ. Trong đó, nhóm 1 gồm các ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong khu vực này, luôn ở mức khoảng 38-39% trong cả giai đoạn. Tỷ trọng lao động Nhóm 3 là tăng mạnh từ 7,1% năm 2005 lên 14,1% năm 2019, dịch vụ lưu trú và ăn uống là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch nên rất cần nguồn lao động. Lao động tập trung chủ yếu ở Nhóm 1 vì đây là nhóm ngành tự kinh doanh là chủ yếu, không cần trình độ kỹ thuật lao động. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 4, Nhóm 5 có xu hướng giảm nhưng ở mức không đáng kể. Tỷ lệ lao động ở 8 nhóm ngành còn lại ở mức dưới 20%. Đây là những nhóm ngành dịch vụ mới: thông tin truyền thông, tài chính, ngân hàng, bất động sản… đòi hỏi nghiêm trọng về trình độ kỹ thuật cao dẫn đến tỷ trọng lao động di chuyển sang các nhóm ngành này còn rất thấp. Tuy nhiên tỷ trọng ở các nhóm này qua các năm có tăng nhẹ cho thấy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nước ta đang phát triển. Tỷ trọng ở Nhóm 12 và Nhóm 13 năm 2019 giảm 0,4% và 1,4% so với năm 2005.

Sự bùng nổ về thị trường bất động sản ở Việt Nam trong nhiều năm qua cũng đã kéo theo một lực lượng lao động đáng kể làm cho tỷ trọng của ngành này trong khu vực dịch vụ cũng tăng nhẹ qua các năm. Nhìn chung sự CDCCLĐ nội bộ khu vực dịch vụ qua các năm diễn ra chậm không đáng kể, nhưng điều đáng mừng là những ngành tạo ra giá trị gia tăng cao và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới như nhóm 7 (Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm) có chiều hướng gia tăng trong tỷ trọng lao động. Nhóm 2 (Vận tải, kho bãi) là nhóm ngành mà nước ta có những lợi thế nhất định về cảng biển, vị trí địa lý để phát triển nhưng lực lượng lao động tham gia cũng còn hạn chế, chỉ dao động với tỷ trọng 9-11% trong khu vực, còn nếu tính chung cho tất cả các ngành thì nhóm này chỉ chiếm khoảng 3%, đây là một con số khá khiêm tốn.

Nhóm ngành tạo ra ít giá trị gia tăng như nhóm 4 (Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc) có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ 14,4% năm 2005 giảm xuống còn 7,6% năm 2019.

Bảng 3.5. Tỷ trọng lao động các ngành/nhóm ngành thuộc khu vực dịch vụ Năm Nhóm1 Nhóm2 Nhóm3 Nhóm4 Nhóm5 Nhóm6 Nhóm7 Nhóm8 Nhóm9 Nhóm10 Nhóm11 Nhóm12 Nhóm13 2005 39,3 11,0 7,1 14,4 12,1 1,3 1,6 0,2 1,0 3,0 0,7 1,6 6,7 2007 38,8 10,6 8,6 13,1 13,2 1,4 1,5 0,4 1,2 3,0 1,0 1,4 5,8 2008 38,7 10,9 9,9 12,5 12,7 1,6 1,6 0,4 1,2 2,8 1,4 1,2 5,1 2009 37,9 10,5 11,6 11,8 13,3 1,7 1,7 0,5 1,3 2,7 1,6 1,4 4,2 2010 38,3 9,8 11,8 10,8 13,0 1,8 1,8 0,7 1,3 3,0 1,6 1,4 4,8 2011 38,2 9,3 13,1 10,1 12,8 1,8 2,0 0,8 1,3 3,1 1,6 1,2 4,8 2012 39,1 9,3 13,2 9,8 12,5 1,8 1,9 0,9 1,4 3,0 1,6 1,1 4,5 2013 39,2 9,2 13,3 9,8 12,3 1,8 2,0 0,9 1,5 2,9 1,6 1,0 4,5 2014 38,9 9,0 13,5 9,9 12,3 1,9 2,1 0,9 1,5 2,9 1,7 1,0 4,5 2015 38,0 9,3 13,9 9,6 11,9 1,9 2,1 0,9 1,7 3,1 1,6 1,2 4,9 2016 38,2 9,1 13,9 9,7 11,8 1,8 2,2 1,1 1,5 3,2 1,5 1,2 4,8 2017 37,9 9,6 13,5 9,4 12,4 1,8 2,1 1,3 1,7 2,9 1,6 1,1 4,7 2018 38,2 9,2 14,2 8,7 12,5 1,6 2,1 1,4 1,8 3,1 1,4 1,1 4,8 2019 37,6 10,2 14,1 7,6 11,9 1,8 2,5 1,6 1,8 3,2 1,4 1,2 5,3

Ghi chú:Nhóm 1: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Nhóm 2: Vận tải, kho bãi; Nhóm 3: Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Nhóm 4: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc;

Nhóm 5: Giáo dục và đào tạo; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; Nhóm 6: Thông tin và truyền thông; Nhóm 7: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Nhóm 8: Hoạt động kinh doanh bất động sản; Nhóm 9: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Nhóm 10: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Nhóm 11: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Nhóm 12: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; Nhóm 13: Hoạt động dịch vụ khác

Các phân tích ở trên đã làm rõ xu hướng chuyển dịch lao động. Để định lượng mức độ chuyển dịch chúng tôi tiến hành tính toán các chỉ số NAV và MLI cho mỗi khu vực theo các công thức (2.1) và (2.2) đã nêu trong chương 2.

Hình 3.5 Biến động chỉ số đo lường CDCCLĐ của khu vực công nghiệp và dịch vụ

Nguồn: Thực hiện bởi nhóm tác giả

Hình 3.5 thể hiện sự CDCCLĐ của mỗi khu vực được tính bởi các chỉ số NAV và MLI trung bình. Khu vực công nghiệp có sự biến động trong tỷ trọng lao động giữa các ngành diễn ra mạnh mẽ hơn khi mà khoảng dao động của các chỉ số ở khu vực công nghiệp là rộng hơn, đặc biệt ở hai năm 2010 và 2015 chỉ số NAV và MLI có sự biến động mạnh, hai chỉ số này cao hơn nhiều so với các năm khác trong giai đoạn. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, bởi vậy công nghiệp là khu vực mà thời gian qua được ưu tiên phát triển ở nhiều địa phương, nhiều nguồn lực được tập trung vào khu vực này kéo theo sự di chuyển lao động và tạo ra sự biến động mạnh mẽ hơn. Ở khu vực dịch vụ ít có sự biến động hơn, mức độ chuyển dịch ở những năm đầu (2007-2013) có xu hướng giảm, nhưng ở giai đoạn sau thì các chỉ số có xu hướng tăng trở lại, điều này thể hiện sự di chuyển lao động giữa các ngành trong khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau diễn ra nhanh hơn qua các năm.

3.4. Kết luận chương 3

Chương 3 đã phân tích thực trạng của quá trình CDCC ở Việt Nam kể từ sau thời kỳ Đổi mới đến nay. Có thể thấy, quá trình CDCC của nước đa đang đi đúng hướng khi tỷ trọng trong lao động và GDP của các khu vực phi nông nghiệp đang tăng dần, còn tỷ trọng của khu vực nông nghiệp thì đang giảm dần. Sự thay đổi trong tỷ trọng lao động dường như diễn ra nhanh hơn sơ với sự thay đổi trong tỷ trọng GDP. CDCCLĐ trong nội bộ mỗi khu vực cũng diễn khá mạnh mẽ, nhất là trong khu vực công nghiệp. Ở khu vực này, lao động có xu hướng tập trung và dịch chuyển sang các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Khu vực dịch vụ thì tập trung chủ yếu là ở nhóm các ngành bán buôn bán lẻ và sửa chữa, những ngành tạo ra giá trị gia tăng cao hay theo xu hướng phát triển bền vững thì vẫn còn hạn chế.

Mặc trong tổng thể, cơ cấu đang dịch chuyển theo hướng hiện đại, tuy nhiên so với một số quốc gia trong khu vực thì cơ cấu của nước ta vẫn còn khá lạc hậu khi mà tỷ trọng

lao động nông nghiệp vẫn còn cao, cùng với đó là đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tổng GDP cũng còn nhiều.

Chương 4

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại việt nam NCKH (Trang 51 - 57)