MLI CỦA CƠ CẤU LAO ĐỘNG
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1.1. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
Kể từ sau thời kỳ Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng đó là cùng với tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định của GDP thì cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Cả hai cơ cấu này đều có chung hình thái dịch chuyển, đó là giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Giai đoạn 1986-2000 là thời kỳ cho sự bắt đầu công cuộc Đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Do đó trong giai đoạn này, nông nghiệp vẫn chính là ngành ưu tiên và chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất. Chuyển qua giai đoạn 2001-2010, bắt đầu từ đây nước ta đã có những kế hoạch 5 năm xây dựng nền kinh tế. Cơ cấu nền kinh tế nước ta từ đây có sự thay đổi dẫn đến cơ cấu lao động thay đổi theo. Cụ thể tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp năm 2000 là 60,3% giảm xuống còn 49,5% năm 2010. Lao động có xu hướng chuyển dịch từ khu vực sang các khu vực công nghiệp - dịch vụ tìm kiếm việc làm. Giai đoạn 2011-2020 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã thực sự tăng trưởng theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng kinh tế khu vực công nghệp, dịch vụ cao đã thu hút một lượng lớn lao động sang hai ngành này. Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ và rõ rệt qua từng giai đoạn và cụ thể là trong từng ngành. Mặc dù nước ta có
những kế hoạch 5 năm xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa và đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm hỗ trợ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển khu vực này còn diễn ra khá chậm,nhất là trong cơ cấu GDP. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động đều còn khá lạc hậu so với một số nước trong khu vực, với tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp vẫn còn cao. Sự chậm lại về mức độ dịch chuyển ở những năm gần đây sẽ làm cho chúng ta phải mất khoảng thời gian khá lâu nữa để cơ cấu kinh tế của Việt Nam có thể tiệm cận với một số quốc gia cùng khu vực nếu chúng ta không có những bước đột phá để đẩy mạnh phát triển khu vực phi nông nghiệp, cùng với đó là nâng cao năng suất khu vực nông nghiệp.