MLI CỦA CƠ CẤU LAO ĐỘNG
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1.2. Đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động
Để minh chứng cụ thể, chúng tôi đã cung cấp các bằng chứng khoa học từ các kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Các kết quả cho thấy các yếu tố này đều có tác động đến quá trình CDCCLĐ nhưng tác động không đều giữa các khu vực
(1) Dân số tác động đến sự tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động. Dân số tăng mang lại nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên việc di chuyển lao sang khu vực công nghiệp và dịch vụ là hoàn toàn đúng.
(2) GDP bình quân đầu người tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực công nghiệp lẫn dịch vụ. Với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, tức là giai đoạn hướng đến tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ cao. Khi GDPBQ tăng thể hiện nhu cầu chi tiêu hàng hoá, dịch vụ con người cũng tăng, đòi hỏi phải có một lượng lớn lao động dịch chuyển sang khu vực này để sản xuất, cung ứng hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
(3) Nghiên cứu cho thấy FDI tác động mạnh ở khu vực công nghiệp hơn dịch vụ. Phần lớn FDI tập trung phần lớn vào các ngành công nghiệp chế biến, nơi tập trung nhiều ngành sản xuất lao động thâm dụng làm cho tỷ trọng lao động trong khu vực này diễn ra nhanh hơn.
(4) Quy mô xuất nhập khẩu động theo hướng dịch chuyển nguồn lực lao động rời khỏi nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dường như yếu tố này không tác động đến lao động khu vực dịch vụ.
(5) Vốn tư nhân cũng được xác định là yếu tố tác động đến lao động nhất là lao động ở khu vực dịch vụ. Thực tế cho thấy, khu vực tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong
nền kinh tế. Nguồn vốn này đang được sử dụng hiệu quả ở khu vực dịch vụ và kéo theo một lượng lao động rất lớn sang khu vực này. Lao động ở khu vực này chủ yếu là hoạt động buôn bán giản đơn và theo thời vụ.
(6) Tốc độ đô thị hoá nước ta diễn ra nhanh chóng, thu hút người lao động từ nông thôn vào thành thị để tìm kiếm việc làm. Đa số người lao tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị nhưng hầu hết đều là các ngành có thu nhập thấp. Thành thị tác động đến chuyển dịch lao động khu vực dịch vụ mạnh hơn so với khu vực công nghiệp.
(7) Theo kết quả ước lượng, so với khu vực nông nghiệp, khoảng cách năng suất tác động đến lao động ở khu vực phi nông nghiệp, công nghiệp, hoặc dịch vụ. Khoảng cách năng suất giữa nông nghiệp và dịch vụ kéo theo lao động dịch chuyển sang khu vực này mạnh mẽ hơn so với khoảng cách năng suất giữa nông nghiệp và công nghiệp.