7. Kết cấu của luâ ̣n văn
2.3.2. Mô hình tham khảo
Ý định hành vi có vai trò như một yếu tố dự báo quan trọng của hành vi sử dụng và đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu. Có nhiều mô hình chấp nhận CNTT khác nhau đã được phát triển, sau đây là một số tiêu biểu:
2.3.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen,1991; Ajzen và Fishbein, 1975).
Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Theo Fishbein và Ajzen (1975), Thái độ là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một các nhân về hành vi thực hiện mục tiêu, được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó; Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Mô hình TRA được trình bày ở Hình 2.1 sau:
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Davis, Bagozzi và Washaw, 1989, trích trong Chutter M.Y.,2009,tr3)
2.3.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của thuyết hành động hợp lý (TRA). Trong mối quan hệ giữa ý định hành vi và hành vi thực sự, Ajzen (1991) cho rằng ý định hành vi không phải bao giờ cũng dẫn đến hành vi thực tế. Vì vậy, Ajzen đã tiến hành chỉnh sửa mô hình TRA bằng cách thêm khái niệm kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavioral Control) vào TRA. Biến này được Ajzen (1991) định nghĩa là việc cảm nhận dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi. Trong bối cảnh nghiên cứu hệ thống thông tin thì kiểm soát hành vi cảm nhận được định nghĩa là nhận thức hạn chế của bên trong và bên ngoài của hành vi (Tayloe và Todd, 1995b).
TPB sau đó được chấp nhận rộng rãi và chỉnh sửa với nhiều khái niệm hơn nữa trong khoa học xã hội giúp các nhà khoa học dự đoán hành vi của con người. Ngoài ra thuyết TPB có thể bao gồm các hành vi không ý chí của người tiêu dùng, cái mà lý thuyết TRA không thể giải thích được.
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behavior, 1991, trang 182)
2.3.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM/TAM2)
Thái đô ̣
Chuẩn chủ quan
Ý định
hành vi Hành vi thực sự
Thái độ
Kiểm soát hành vi cảm nhận
Ý định hành vi Hành động thực sự Chuẩn chủ quan
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) được phát triển bởi Fred Davis và Richard Bagozzi (Fred Davis, 1989; Fred Davis, Bagozzi và Warshaw, 1992). Mô hình này là một mở rộng của thuyết hành động hợp lý được sử dụng trong nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ, TAM đã thay thế hai biến thái độ và chuẩn chủ quan bằng hai biến khác đó là hiệu quả mong đợi và tính dễ sử dụng để đo lường cho phù hợp với nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ mới. Mô hình TAM cho rằng các hành động thực tế được xác định bởi các ý định hành vi và sau đó các ý định hành vi được xác định bởi thái độ hoặc trong các trường hợp khác ý định hành vi bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các biến bên ngoài thông qua tính dễ sử dụng và hiệu quả mong đợi.
Hình 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
(Nguồn: Fred Davis,1989)
Hiệu quả mong đợi
Tính dễ sử dụng mong đợi
Mô hình TAM sau này được mở rộng thành mô hình TAM2 để chỉ ra sự thiếu sót tồn tại ở mô hình TAM. Có thể thấy TAM2 đã mở rộng thêm nhiều biến trong đó có một biến quan trọng là chuẩn chủ quan.
Hình 2. 4. Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2)
(Nguồn: Venkatesh và Davis, 2000)
2.3.2.4 Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự (2003)
Lý thuyết UTAUT nhằm mục đích giải thích ý định sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin và hành vi sử dụng sau này. Lý thuyết này bao gồm bốn nhân tố (hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng của xã hội và điều kiện hỗ trợ) tác động trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003). Bên cạnh đó giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng được xác định là trung gian sự tác động của bốn nhân tố chính lên ý định và hành vi sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003). Lý thuyết được phát triển thông qua việc tích hợp những biến dự đoán tốt nhất về ý định hành vi của tám mô hình trong các nghiên cứu trước có liên quan đến hành vi sử dụng công nghệ thông tin (thuyết hành động hợp lý, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, thuyết hành vi dự định,
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Chuẩn chủ quan
Hình ảnh
Công việc liên quan
Chất lượng đầu ra
Giải thích kết quả
Kinh nghiệm Tình nguyện
Hiệu quả mong đợi Tính dễ sử dụng mong đợi Ý định hành vi Hành động thực sự
mô hình kết hợp TAM và TPB, mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân, thuyết phổ biến sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội), kết quả là UTAUT đã giải thích được 70% sự biến thiên trong ý định sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003)
Hình 2. 5. Mô hình thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT 2003
(Nguồn V. Venkatesh và cộng sự, 2003)
UTAUT được trình bày như là mô hình tích hợp duy nhất để nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống thông tin. Các khái niệm trong mô hình UTAUT được trình bày như sau:
- Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống thông tin sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc.
- Tính dễ sử dụng mong là mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống công nghệ mà người sử dụng mong đợi.
- Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà cá nhân tin tưởng rằng những người quan trọng sẽ cho họ những lời khuyên về áp dụng các hệ thống thông tin.
- Điều kiện hỗ trợ là sự nhận thức rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức tổ chức hiện có sẽ hỗ trợ họ trong việc sử dụng các công nghệ.
Hiệu quả mong đợi
Điều kiện hỗ trợ Tính dễ sử dụng
mong đợi Ảnh hưởng xã hội
Giới tính Tuổi Kinh
nghiệm Sự tự nguyện sử dụng HÀNH VI THỰC SỰ Ý ĐỊNH HÀNH VI
2.3.2.5. Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự (2012)
Năm 2012, Venkatesh và cộng sự đã mở rộng mô hình UTAUT để xây dựng mô hình UTAUT2 với việc bổ sung thêm các yếu tố giá trị giá cả, thói quen và động lực hưởng thụ vào lý thuyết UTAUT. Khái niệm các yếu tố mới bổ sung trong mô hình UTAUT2 được trình bày trong hình sau:
Hình 2. 6. Mô hình thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ UTAUT2 2012
(Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2012)
- Động lực hưởng thụ là những niềm vui hay sự hài lòng xuất phát từ việc sử dụng một công nghệ.
- Giá cả là sự đánh đổi giữa chi phí trả cho việc sử dụng công nghệ và những lợi ích nhận được.
- Thói quen là mức độ mà các cá nhân có xu hướng thực hiện các hành vi vô thức.