Đánh giá sự tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu của luâ ̣n văn

4.2.1.Đánh giá sự tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha

4.2.1.1 Thang đo “Hiệu quả mong đợi”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Hiệu quả mong đợi” là 0,861 đạt yêu cầu (>0,6), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Hiệu quả mong đợi” đạt độ tin cậy với 4 biến HQ1, HQ2, HQ3, HQ4.

4.2.1.2 Thang đo “Tính dễ sử dụng”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Tính dễ sử dụng” là 0,884 đạt yêu cầu (>0,6), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Tính dễ sử dụng” đạt độ tin cậy với 4 biến SD1, SD2, SD3, SD4.

4.2.1.3 Thang đo “Ảnh hưởng của xã hội”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Ảnh hưởng xã hội “ là 0,654 (>0,6) là đạt yêu cầu tuy nhiên hệ số Cronbach’s alpha này sẽ tăng lên khi loại biến XH4. Vì vậy tác giả kiểm định lại Cronbach’s alpha cho thang đo này sau khi loại biến XH4.

Sau khi loại biến XH4, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” là 0,780 đạt yêu cầu (>0,6), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Ảnh hưởng của xã hội” đạt độ tin cậy với 3 biến XH1, XH2, XH3.

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Tính dễ sử dụng” là 0,846 đạt yêu cầu (>0,6), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Điều kiện hỗ trợ” đạt độ tin cậy với 4 biến ĐK1, ĐK2, ĐK3, ĐK4.

4.2.1.5 Thang đo “Giá cả”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Giá cả” là 0,823 (>0,6) là đạt yêu cầu, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Giá cả” đạt độ tin cậy với 3 biến GC1, GC2, GC3.

4.2.1.6 Thang đo “Thói quen sử dụng công nghệ”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Thói quen sử dụng công nghệ” là 0,760 (>0,6) là đạt yêu cầu, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Thói quen sử dụng công nghệ” đạt độ tin cậy với 4 biến TQ1, TQ2, TQ3, TQ4.

4.2.1.7 Thang đo “Động lực hưởng thụ”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Động lực hưởng thụ” là 0,703 (>0,6) là đạt yêu cầu tuy nhiên hệ số Cronbach’s alpha này sẽ tăng lên khi loại biến DL4. Vì vậy tác giả kiểm định lại Cronbach’s alpha cho thang đo này sau khi loại biến DL4.

Sau khi loại biến DL4, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Động lực hưởng thụ” là 0,841 đạt yêu cầu (>0,6), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào, đồng thời không ảnh hưởng đến nội dung của toàn bộ thang đo. Vậy thang đo “Động lực hưởng thụ” đạt độ tin cậy với 3 biến DL1, DL2, DL3.

4.2.1.8 Thang đo “Ý định sử dụng”

Từ kết quả phân tích SPSS (Phụ lục VI), hệ số Cronbach’s alpha của thang đo “Ý định sử dụng PMKT” là 0,707 (>0,6) là đạt yêu cầu, các hệ số tương quan biến

tổng đều lớn hơn 0,3 và không xảy ra trường hợp hệ số Cronbach’s alpha tăng lên khi loại bất kỳ biến nào. Vậy thang đo “Ý định sử dụng PMKT” đạt độ tin cậy với 4 biến YD1, YD2, YD3, YD4.

Tóm tắt kết quả phân tích Cronbach Alpha:

Kết quả cha ̣y kiểm đi ̣nh đô ̣ tin câ ̣y Cronbach Alpha cho thấy ngoài hai thang đo XH4 và DL4, các thang đo còn lại của các nhân tố đa ̣t yêu cầu về đô ̣ tin câ ̣y, hê ̣ số Alpha khá cao. Các hê ̣ số tương quan biến – tổng của các thang đo đều cao hơn mức cho phép 0,3. Sau khi loại hai thang đo XH4 và DL4, các thang đo còn lại được tiếp tu ̣c sử du ̣ng để phân tích nhân tố EFA trong phần tiếp theo.

4.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng PMKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP HCM thông qua phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 66)