7. Kết cấu của luâ ̣n văn
2.2. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đa dạng nhưng chủ yếu đều căn cứ vào vốn và lao động. Ngoài ra, một số nước còn gắn vốn và lao động với đặc điểm từng ngành nghề, có nước còn căn cứ vào doanh thu hàng năm,…
Tại Việt Nam, để xác định thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa để áp dụng thì phải căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau trong từng trường hợp khác nhau của văn bản luật.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa để gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT năm 2013 theo TT16/2013/TT-BTC thì căn cứ vào Doanh thu và Số lao động. Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). (Phụ lục I)
2.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn (2010), các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có những đặc điểm sau đây:
- Tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại ngành nghề khác nhau và không ngừng phát triển về số lượng theo từng năm.
- Giữ một vị trí chủ yếu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
- Còn non kém trong kinh nghiệm thương trường, thiếu kinh nghiệm quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên không được đào tạo một cách chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng kinh doanh còn chưa đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh hiện nay.
Với các đặc điểm trên cho thấy rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đặc thù kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nên việc áp dụng một PMKT chung cho tất cả các ngành nghề đó là không thể. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải yêu cầu các đơn vị triển khai phần mềm thiết kế một PMKT đặc trưng cho mỗi ngành nghề khác nhau. Và như vậy chi phí cho việc thiết kế và triển khai thông thường sẽ cao hơn so với một PMKT đã được lập trình có sẵn. Điều này gây cản trở đến ý định sử dụng PMKT của các doanh nghiệp này. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc điểm là thiếu kinh nghiệm quản lý và đội ngũ nhân viên không được đào tạo chuyên nghiệp, do vậy việc áp dụng PMKT là tương đối khó khăn. Việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức đào tạo, gây cản trở cho việc ứng dụng PMKT cho doanh nghiệp.
2.3. Lý thuyết về ý định hành vi và chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng dùng
2.3.1. Khái niệm về ý định hành vi
Ý định là dự định hay kế hoạch do con người đặt ra cho mình để hành động theo một cách nào đó. Cụ thể theo Ajzen (1991, trang 181) ý định hành vi bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho
thấy được mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi. Khi con người có ý định mạnh mẽ để tham gia vào một hành vi nào đó thì họ có khả năng thực hiện hành vi đó nhiều hơn. Islam và cộng sự (2013) đã xác định ý định hành vi như ý định của một cá nhân, để thực hiện một hành động nhất định mà có thể dự đoán hành vi tương ứng khi một cá nhân hoạt động tự nguyện. Bên cạnh đó, ý định hành vi là xác suất chủ quan của việc thực hiện hành vi và cũng là nguyên nhân của hành vi sử dụng nhất định (Yi, Jackson, Park và Probst, 2006).
Ý định hành vi là đo lường ý định để thực hiện một hành vi đặc biệt (Fishbein và Ajzen, 1975). Sự đo lường ý định hành vi bao gồm ý định, dự báo, kế hoạch sử dụng công nghệ (Suha A. và Anne M., 2008). Ý định hành vi có thể được sử dụng mô tả việc sử dụng thực tế vì có nghiên cứu thực nghiệm cho rằng có sự tương quan đáng kể với hành vi thực sự ( Davis, 1989).
2.3.2. Mô hình tham khảo
Ý định hành vi có vai trò như một yếu tố dự báo quan trọng của hành vi sử dụng và đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu. Có nhiều mô hình chấp nhận CNTT khác nhau đã được phát triển, sau đây là một số tiêu biểu:
2.3.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen,1991; Ajzen và Fishbein, 1975).
Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Theo Fishbein và Ajzen (1975), Thái độ là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một các nhân về hành vi thực hiện mục tiêu, được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó; Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Mô hình TRA được trình bày ở Hình 2.1 sau:
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Davis, Bagozzi và Washaw, 1989, trích trong Chutter M.Y.,2009,tr3)
2.3.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của thuyết hành động hợp lý (TRA). Trong mối quan hệ giữa ý định hành vi và hành vi thực sự, Ajzen (1991) cho rằng ý định hành vi không phải bao giờ cũng dẫn đến hành vi thực tế. Vì vậy, Ajzen đã tiến hành chỉnh sửa mô hình TRA bằng cách thêm khái niệm kiểm soát hành vi cảm nhận (Perceived Behavioral Control) vào TRA. Biến này được Ajzen (1991) định nghĩa là việc cảm nhận dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi. Trong bối cảnh nghiên cứu hệ thống thông tin thì kiểm soát hành vi cảm nhận được định nghĩa là nhận thức hạn chế của bên trong và bên ngoài của hành vi (Tayloe và Todd, 1995b).
TPB sau đó được chấp nhận rộng rãi và chỉnh sửa với nhiều khái niệm hơn nữa trong khoa học xã hội giúp các nhà khoa học dự đoán hành vi của con người. Ngoài ra thuyết TPB có thể bao gồm các hành vi không ý chí của người tiêu dùng, cái mà lý thuyết TRA không thể giải thích được.
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behavior, 1991, trang 182)
2.3.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM/TAM2)
Thái đô ̣
Chuẩn chủ quan
Ý định
hành vi Hành vi thực sự
Thái độ
Kiểm soát hành vi cảm nhận
Ý định hành vi Hành động thực sự Chuẩn chủ quan
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) được phát triển bởi Fred Davis và Richard Bagozzi (Fred Davis, 1989; Fred Davis, Bagozzi và Warshaw, 1992). Mô hình này là một mở rộng của thuyết hành động hợp lý được sử dụng trong nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ, TAM đã thay thế hai biến thái độ và chuẩn chủ quan bằng hai biến khác đó là hiệu quả mong đợi và tính dễ sử dụng để đo lường cho phù hợp với nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ mới. Mô hình TAM cho rằng các hành động thực tế được xác định bởi các ý định hành vi và sau đó các ý định hành vi được xác định bởi thái độ hoặc trong các trường hợp khác ý định hành vi bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các biến bên ngoài thông qua tính dễ sử dụng và hiệu quả mong đợi.
Hình 2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
(Nguồn: Fred Davis,1989)
Hiệu quả mong đợi
Tính dễ sử dụng mong đợi
Mô hình TAM sau này được mở rộng thành mô hình TAM2 để chỉ ra sự thiếu sót tồn tại ở mô hình TAM. Có thể thấy TAM2 đã mở rộng thêm nhiều biến trong đó có một biến quan trọng là chuẩn chủ quan.
Hình 2. 4. Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2)
(Nguồn: Venkatesh và Davis, 2000)
2.3.2.4 Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự (2003)
Lý thuyết UTAUT nhằm mục đích giải thích ý định sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin và hành vi sử dụng sau này. Lý thuyết này bao gồm bốn nhân tố (hiệu quả mong đợi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng của xã hội và điều kiện hỗ trợ) tác động trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003). Bên cạnh đó giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng được xác định là trung gian sự tác động của bốn nhân tố chính lên ý định và hành vi sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003). Lý thuyết được phát triển thông qua việc tích hợp những biến dự đoán tốt nhất về ý định hành vi của tám mô hình trong các nghiên cứu trước có liên quan đến hành vi sử dụng công nghệ thông tin (thuyết hành động hợp lý, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, thuyết hành vi dự định,
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Chuẩn chủ quan
Hình ảnh
Công việc liên quan
Chất lượng đầu ra
Giải thích kết quả
Kinh nghiệm Tình nguyện
Hiệu quả mong đợi Tính dễ sử dụng mong đợi Ý định hành vi Hành động thực sự
mô hình kết hợp TAM và TPB, mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân, thuyết phổ biến sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội), kết quả là UTAUT đã giải thích được 70% sự biến thiên trong ý định sử dụng (V.Venkatesh và cộng sự, 2003)
Hình 2. 5. Mô hình thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT 2003
(Nguồn V. Venkatesh và cộng sự, 2003)
UTAUT được trình bày như là mô hình tích hợp duy nhất để nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống thông tin. Các khái niệm trong mô hình UTAUT được trình bày như sau:
- Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống thông tin sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc.
- Tính dễ sử dụng mong là mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống công nghệ mà người sử dụng mong đợi.
- Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà cá nhân tin tưởng rằng những người quan trọng sẽ cho họ những lời khuyên về áp dụng các hệ thống thông tin.
- Điều kiện hỗ trợ là sự nhận thức rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức tổ chức hiện có sẽ hỗ trợ họ trong việc sử dụng các công nghệ.
Hiệu quả mong đợi
Điều kiện hỗ trợ Tính dễ sử dụng
mong đợi Ảnh hưởng xã hội
Giới tính Tuổi Kinh
nghiệm Sự tự nguyện sử dụng HÀNH VI THỰC SỰ Ý ĐỊNH HÀNH VI
2.3.2.5. Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT) của Venkatesh và cộng sự (2012)
Năm 2012, Venkatesh và cộng sự đã mở rộng mô hình UTAUT để xây dựng mô hình UTAUT2 với việc bổ sung thêm các yếu tố giá trị giá cả, thói quen và động lực hưởng thụ vào lý thuyết UTAUT. Khái niệm các yếu tố mới bổ sung trong mô hình UTAUT2 được trình bày trong hình sau:
Hình 2. 6. Mô hình thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ UTAUT2 2012
(Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2012)
- Động lực hưởng thụ là những niềm vui hay sự hài lòng xuất phát từ việc sử dụng một công nghệ.
- Giá cả là sự đánh đổi giữa chi phí trả cho việc sử dụng công nghệ và những lợi ích nhận được.
- Thói quen là mức độ mà các cá nhân có xu hướng thực hiện các hành vi vô thức.
2.4. Xây dựng các khái niệm, mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2.4.1. Các khái niệm nghiên cứu 2.4.1. Các khái niệm nghiên cứu
Hiệu quả mong đợi
Tính dễ sử dụng
Điều kiện hỗ trợ
Thói quen Giá tri giá cả Động lực hưởng thụ Ảnh hưởng xã hội Kinh nghiệm Giới tính Tuổi Hành vi sử dụng Ý định hành vi
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cũng như các mô hình tham khảo, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn, trong đó ý định sử dụng phần mềm kế toán sẽ chịu tác động trực tiếp của bảy yếu tố yếu tố: hiệu quả mong đơi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ, giá cả, thói quen, động lực hưởng thụ theo mô hình Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT2) của Venkatesh và cộng sự (2012).
Sở dĩ tác giả lựa chọn mô hình UTAUT2 bởi vì mô hình này được trình bày như một mô hình tích hợp duy nhất nghiên cứu việc chấp nhận trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống thông tin. Cũng trong bài nghiên cứu của mình, Venkatesk và cộng sự (2003) tiến hành thử nghiệm sử dụng dữ liệu từ 4 tổ chức và tiến hành đo lường trong 6 tháng thì tám mô hình (bao gồm thuyết hành động hợp lý, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, thuyết hành vi dự định, mô hình kết hợp TAM và TPB, mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân, thuyết phổ biến sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội) chỉ giải thích được 17-53% sự biến thiên của ý định của người dùng với việc sử dụng công nghệ trong khi đó UTAUT đã giải thích được gần 70%. Trong nghiên cứu của Venkatesk và cộng sự (2012), các tác giả đã bổ sung thêm ba biến mới và mô hình UTAUT để xây dựng mô hình UTAUT2. Vì những lý do trên, tác giả kỳ vọng việc sử dụng mô hình UTAUT2 sẽ giải thích ý định sử dụng phần mềm kế toán của các DNNVV tại TP HCM với độ tin cậy tốt hơn.
Hiệu quả mong đợi (HQ)
Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhận tin rằng sử dụng hệ thống thông tin sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Theo Venkatesh và cộng sự (2003, trang 447), năm khái niệm từ những mô hình khác nhau liên quan đến hiệu quả mong đợi là: tính hữu dụng cảm nhận ( TAM/TAM2, C-TAM-TPB), động cơ thúc đẩy bên ngoài (MM), sự phù hợp công việc (MPCU), thuận lợi liên quan (IDT) và kết quả mong đợi (SCT).
Davis và cộng sự (1989) nghiên cứu tác động của tính hữu dụng cảm nhận đến ý định sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác giả định nghĩa tính hữu dụng cảm nhận là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng
cao hiệu suất công việc của mình. Davis và cộng sự (1989) đã sử dụng các nhân tố sau để đo lường tính hữu dụng cảm nhận: hệ thống cho phép người dùng thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng hơn, hệ thống giúp người dùng cải thiện hiệu suất công việc, hệ thống giúp tăng năng suất công việc, hệ thống giúp tăng cường hiệu quả trong công việc, hệ thống giúp người dùng làm việc dễ dàng hơn, người dùng sẽ tìm thấy sự hữu ích trong công việc.
Davis và cộng sự (1992) nghiên cứu tác động của động cơ thúc đẩy bên ngoài đến ý định sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác giả định nghĩa động cơ thúc đẩy bên ngoài là mức độ người dùng sẽ muốn thực hiện một hoạt động bởi vì nó được coi là công cụ để đạt được kết quả có giá trị, và được đo lường bằng các nhân tố đo lường cho tính hữu dụng cảm nhận trong nghiên của Davis và cộng sự (1989) đã được trình bày ở trên.
Thompson và cộng sự (1991) nghiên cứu tác động của sự phù hợp công việc đến ý định sử dụng công nghệ, đã định nghĩa khái niệm sự phù hợp công việc là khả năng của một hệ thống giúp nâng cao hiệu suất công việc của một cá nhân. Các nhân tố đo lường sự phù hợp công việc được Thompson và cộng sự (1991) trình bày bao gồm: khi sử dụng một hệ thống công nghệ có thể giúp giảm thời gian, tăng chất lượng và số lượng kết quả đầu ra, nâng cao hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.