7. Kết cấu của luâ ̣n văn
2.4. Xây dựng các khái niệm, mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Các khái niệm nghiên cứu
Hiệu quả mong đợi
Tính dễ sử dụng
Điều kiện hỗ trợ
Thói quen Giá tri giá cả Động lực hưởng thụ Ảnh hưởng xã hội Kinh nghiệm Giới tính Tuổi Hành vi sử dụng Ý định hành vi
Trên cơ sở phân tích các khái niệm cũng như các mô hình tham khảo, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn, trong đó ý định sử dụng phần mềm kế toán sẽ chịu tác động trực tiếp của bảy yếu tố yếu tố: hiệu quả mong đơi, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện hỗ trợ, giá cả, thói quen, động lực hưởng thụ theo mô hình Thuyết hợp nhất về việc sử dụng và chấp nhận công nghệ (UTAUT2) của Venkatesh và cộng sự (2012).
Sở dĩ tác giả lựa chọn mô hình UTAUT2 bởi vì mô hình này được trình bày như một mô hình tích hợp duy nhất nghiên cứu việc chấp nhận trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống thông tin. Cũng trong bài nghiên cứu của mình, Venkatesk và cộng sự (2003) tiến hành thử nghiệm sử dụng dữ liệu từ 4 tổ chức và tiến hành đo lường trong 6 tháng thì tám mô hình (bao gồm thuyết hành động hợp lý, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình động cơ thúc đẩy, thuyết hành vi dự định, mô hình kết hợp TAM và TPB, mô hình của việc sử dụng máy tính cá nhân, thuyết phổ biến sự đổi mới, thuyết nhận thức xã hội) chỉ giải thích được 17-53% sự biến thiên của ý định của người dùng với việc sử dụng công nghệ trong khi đó UTAUT đã giải thích được gần 70%. Trong nghiên cứu của Venkatesk và cộng sự (2012), các tác giả đã bổ sung thêm ba biến mới và mô hình UTAUT để xây dựng mô hình UTAUT2. Vì những lý do trên, tác giả kỳ vọng việc sử dụng mô hình UTAUT2 sẽ giải thích ý định sử dụng phần mềm kế toán của các DNNVV tại TP HCM với độ tin cậy tốt hơn.
Hiệu quả mong đợi (HQ)
Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhận tin rằng sử dụng hệ thống thông tin sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc. Theo Venkatesh và cộng sự (2003, trang 447), năm khái niệm từ những mô hình khác nhau liên quan đến hiệu quả mong đợi là: tính hữu dụng cảm nhận ( TAM/TAM2, C-TAM-TPB), động cơ thúc đẩy bên ngoài (MM), sự phù hợp công việc (MPCU), thuận lợi liên quan (IDT) và kết quả mong đợi (SCT).
Davis và cộng sự (1989) nghiên cứu tác động của tính hữu dụng cảm nhận đến ý định sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác giả định nghĩa tính hữu dụng cảm nhận là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng
cao hiệu suất công việc của mình. Davis và cộng sự (1989) đã sử dụng các nhân tố sau để đo lường tính hữu dụng cảm nhận: hệ thống cho phép người dùng thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng hơn, hệ thống giúp người dùng cải thiện hiệu suất công việc, hệ thống giúp tăng năng suất công việc, hệ thống giúp tăng cường hiệu quả trong công việc, hệ thống giúp người dùng làm việc dễ dàng hơn, người dùng sẽ tìm thấy sự hữu ích trong công việc.
Davis và cộng sự (1992) nghiên cứu tác động của động cơ thúc đẩy bên ngoài đến ý định sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác giả định nghĩa động cơ thúc đẩy bên ngoài là mức độ người dùng sẽ muốn thực hiện một hoạt động bởi vì nó được coi là công cụ để đạt được kết quả có giá trị, và được đo lường bằng các nhân tố đo lường cho tính hữu dụng cảm nhận trong nghiên của Davis và cộng sự (1989) đã được trình bày ở trên.
Thompson và cộng sự (1991) nghiên cứu tác động của sự phù hợp công việc đến ý định sử dụng công nghệ, đã định nghĩa khái niệm sự phù hợp công việc là khả năng của một hệ thống giúp nâng cao hiệu suất công việc của một cá nhân. Các nhân tố đo lường sự phù hợp công việc được Thompson và cộng sự (1991) trình bày bao gồm: khi sử dụng một hệ thống công nghệ có thể giúp giảm thời gian, tăng chất lượng và số lượng kết quả đầu ra, nâng cao hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.
Compeau và cộng sự (1999) nghiên cứu tác động của kết quả mong đợi đến ý định sử dụng công nghệ. Kết quả mong đợi là kết quả hành vi mà người dùng mong đợi, được Compeau và cộng sự (1999) đo lường bằng các nhân tố: khi sử dụng hệ thống sẽ tăng hiệu quả công việc, chỉ cần sử dụng ít thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, tăng chất lượng lẫn số lượng đầu ra của công việc, đồng nghiệp sẽ cảm nhận người dùng có tài năng, tăng khả năng nhận được cơ hội thăng tiến.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng hiệu quả mong đợi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ. Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả mong đợi là một yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán.
Trong bài nghiên cứu này, Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Căn cứ vào bản chất, vai trò, chức năng của phần mềm kế toán, luận văn lựa chọn các biến quan sát của hiệu quả mong đợi.
Bảng 2. 1. Biến quan sát của “Hiệu quả mong đợi”
Biến độc
lập
Ký
hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo
Hiệu quả mong đợi
HQ1 PMKT hữu ích trong công việc của người dùng.
Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016)
HQ2 PMKT giúp người dùng có cơ hội đạt được những thứ quan trọng.
Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016)
HQ3 PMKT giúp tăng năng suất công việc.
Venkatesh và cộng sự (2012)
HQ4
PMKT giúp người dùng hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách nhanh chóng.
Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Tính dễ sử dụng (SD)
Tính dễ sử dụng là mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống mà người sử dụng mong đợi. Theo Venkatesh và cộng sự (2003, trang 450), khái niệm này được xây dựng từ 3 khái niệm của các mô hình khác nhau là: tính dễ sử dụng cảm nhận (TAM/TAM2), sự phức tạp (MPCU) và dễ dàng sử dụng (IDT).
Davis và cộng sự (1989) nghiên cứu tác động của tính dễ sử dụng cảm nhận đến ý định sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác giả định nghĩa tính dễ sử dụng cảm nhận là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ không cần tốn nhiều công sức. Các nhân tố sau để đo lường tính dễ sử dụng cảm nhận của một hệ thống công nghệ: dễ dàng học cách sử dụng một cách thành thạo, dễ thực
hiện những việc muốn làm, có sự tương tác rõ ràng dễ hiểu, có sự linh hoạt khi xử lý công việc, dễ sử dụng.
Thompson và cộng sự (1991) nghiên cứu tác động của sự phức tạp đến ý định sử dụng công nghệ, đã định nghĩa khái niệm sự phức tạp là mức độ mà một hệ thống bị coi là khó để hiểu và sử dụng. Các nhân tố đo lường sự phức tạp của hệ thống công nghệ được Thompson và cộng sự (1991) trình bày bao gồm: phức tạp, khó hiểu, tiêu tốn nhiều thời gian khi học cách sử dụng, tốn nhiều thời gian khi sử dụng đem lại nhiều giá trị.
Compeau và cộng sự (1999) nghiên cứu tác động của dễ dàng sử dụng đến ý định sử dụng công nghệ. Dễ dàng sử dụng là mức độ cảm nhận độ khó khi sử dụng một sự đổi mới, được Compeau và cộng sự (1999) đo lường bằng các nhân tố: sự tương tác với hệ thống là rõ ràng và dễ hiểu, người dùng tin tưởng sẽ dễ dàng sử dụng hệ thống để làm những việc họ muốn làm, học cách sử dụng hệ thống là dễ dàng.
Các kết quả tương tự từ những nghiên cứu trước cho thấy rằng tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đối với ý định hành vi để áp dụng công nghệ. Từ đó có thể suy ra tính dễ sử dụng cũng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán. Trong luận văn này, Tính dễ sử dụng là mức độ của một cá nhân tin rằng họ sẽ không cần nỗ lực nhiều mà vẫn có thể dễ dàng sử dụng phần mềm kế toán. Căn cứ vào bản chất, vai trò, chức năng của phần mềm kế toán, luận văn lựa chọn các biến quan sát của tính dễ sử dụng như sau:
Bảng 2. 2. Biến quan sát của “Tính dễ sử dụng”
Biến độc lập
Ký
hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo
Tính dễ sử dụng SD1 Người dùng dễ dàng học hỏi để sử dụng PMKT Davis và cộng sự (1989), Compeau và cộng sự (1999), Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016)
Bảng 2. 2. Biến quan sát của “Tính dễ sử dụng” (tiếp theo)
Biến độc lập
Ký
hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo
Tính dễ sử dụng SD2 Sự tương tác của PMKT rõ ràng và dễ hiểu. Davis và cộng sự (1989), Compeau và cộng sự (1999), Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016) SD3 PMKT dễ sử dụng. Davis và cộng sự (1989), Compeau và cộng sự (1999), Venkatesh và cộng sự (2012) SD4 Người dùng dễ dàng trở nên khéo léo, thành thạo trong việc sử dụng PMKT.
Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Ảnh hưởng xã hội (XH)
Ảnh hưởng của xã hội là mức mà cá nhân tin tưởng rằng những người quan trọng khuyên họ nên sử dụng hệ thống mới. Theo Venkatesh và cộng sự (2003, trang 451), Ảnh hưởng xã hội được xây dựng từ 3 khái niệm của các mô hình khác nhau là: Chuẩn chủ quan (TRA, TAM2, TPB/DTPB và C-TAM-TPB), nhân tố xã hội (MPCU) và hình ảnh (IDT).
Davis và cộng sự (1989) nghiên cứu tác động của chuẩn chủ quan đến ý định sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu này, các tác giả định nghĩa chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Các thang đo sau để đo lường chuẩn chủ quan: những người quan trọng và những người ảnh hưởng đến hành vi của người dùng khuyên họ sử dụng hệ thống.
Thompson và cộng sự (1991) nghiên cứu tác động của nhân tố xã hội đến ý định sử dụng công nghệ, đã định nghĩa khái niệm nhân tố xã hội là mức độ một cá nhân bị tác động bởi người khác trong những tình huống cụ thể. Các thang đo đo lường nhân tố xã hội được Thompson và cộng sự (1991) trình bày bao gồm: người dùng sử dụng hệ thống vì tỉ lệ đồng nghiệp sử dụng, các quản lý cấp cao đã nhận
được hữu ích khi sử dụng hệ thống, người giám sát ủng hộ việc sử dụng hệ thống cho công việc, tổ chức hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng hệ thống.
Những nghiên cứu thực nghiệm đồng ý rằng ảnh hưởng của xã hội là một yếu tố quan trọng tác động đến ý định hành vi để áp dụng công nghệ. Suy ra, ảnh hưởng của xã hội là một yếu tố tác động đến ý định sử dụng phần mềm kế toán. Trong bài nghiên cứu này, Ảnh hưởng của xã hội là mức độ mà cá nhân tin tưởng rằng những người quan trọng sẽ cho họ những lời khuyên về sử dụng phần mềm kế toán. Căn cứ vào bản chất, vai trò, chức năng của phần mềm kế toán, luận văn lựa chọn các thang đo thích hợp cho “Ảnh hưởng xã hội” như sau:
Bảng 2. 3. Biến quan sát của “Ảnh hưởng của xã hội”
Biến độc lập
Ký
hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo
Ảnh hưởng của xã hội
XH1
Những người quan trọng với người dùng nghĩ rằng họ nên sử dụng PMKT. Davis và cộng sự (1989), Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016) XH2 Những người ảnh hưởng đến hành vi của người dùng nghĩ rằng họ nên sử dụng PMKT. Davis và cộng sự (1989), Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016) XH3
Theo quan điểm của một số người cho rằng người dùng sẽ có uy tín hơn nếu sử dụng PMKT. Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016) XH4
Nói chung, mọi người xung quanh người dùng ủng hộ người dùng sử dụng PMKT.
Leong và cộng sự (2013)
Điều kiện hỗ trợ (DK)
Điều kiện hỗ trợ là sự nhận thức rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức tổ chức hiện có sẽ hỗ trợ họ trong việc sử dụng các công nghệ. Theo Venkatesh và cộng sự (2003, trang 453), khái niệm này được kết hợp từ 3 khái niệm của các mô hình khác nhau: hành vi kiểm soát cảm nhận (TPB, C-TAM-TPB), điều kiện hỗ trợ (MPCU) và tính tương hợp (IDT).
Ajzen (1991) nghiên cứu tác động của hành vi kiểm soát cảm nhận đến ý định sử dụng công nghệ, đã được định nghĩa là mức độ nhận thức về những hạn chế nội bộ lẫn bên ngoài khi thực hiện một hành vi, bao gồm khả năng thực hiện, điều kiện về tài nguyên, công nghệ. Các nhân tố đo lường hành vi kiểm soát cảm nhận của hệ thống công nghệ được Ajzen (1991) trình bày bao gồm: người dùng kiểm soát được việc sử dụng hệ thống, người dùng có đủ nguồn lực và hiểu biết cần thiết để sử dụng hệ thống, có sự tương tác giữa hệ thống đó với các hệ thống khác mà người dùng đang sử dụng.
Thompson và cộng sự (1991) nghiên cứu tác động của điều kiện hỗ trợ đến ý định sử dụng công nghệ. Điều kiện hỗ trợ là các yếu tố khách quan tong môi trường quan sát hỗ trợ việc thực hiện một hành động dễ dàng hơn. Các nhân tố đo lường điều kiện hỗ trợ được Thompson và cộng sự (1991) trình bày bao gồm: các hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn chuyên ngành có liên quan là có sẵn cho người dùng, có những người (hoặc nhóm người) sẵn sàng hỗ trợ khi việc sử dụng hệ thống gặp khó khăn.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đồng ý rằng điều kiện hỗ trợ là một yếu tố quan trọng tác động đến ý định hành vi để áp dụng công nghệ. Như vậy, điều kiện hỗ trợ là một yếu tố quan trọng tác động đến ý định sử dụng phần mềm kế toán. Trong bài nghiên cứu này, Điều kiện hỗ trợ là sự nhận thức của một cá nhân rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức tổ chức hiện có sẽ hỗ trợ họ trong việc sử dụng phần mềm kế toán. Căn cứ vào bản chất, vai trò, chức năng của phần mềm kế toán và một số các nghiên cứu liên quan, luận văn lựa chọn các thang đo cho biến “Điều kiện hỗ trợ” như sau:
Bảng 2. 4. Biến quan sát của “Điều kiện hỗ trợ”
Biến độc lập
Ký
hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo
Điều kiện hỗ trợ
DK1
Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư các nguồn lực cần thiết để sử dụng PMKT. Ajzen (1991), Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016)
DK2 Người dùng có kiến thức cần thiết để sử dụng PMKT. Ajzen (1991), Venkatesh và cộng sự (2012), Chauhan và Jaiswal (2016) DK3
Các công nghệ, kỹ thuật mà doanh nghiệp người dùng đang sử dụng tương thích với PMKT.
Ajzen (1991), Venkatesh và cộng sự (2012)
DK4
Người dùng sẽ nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn trong việc sử dụng PMKT.
Thompson và cộng sự (1991), Venkatesh và cộng sự (2012)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Giá cả (GC)
Giá cả là sự đánh đổi giữa chi phí trả cho việc sử dụng công nghệ và những lợi ích nhận được.
Venkatesh và cộng sự (2012) nhấn mạnh rằng trong việc ra quyết định của người tiêu dùng về việc sử dụng công nghệ, giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng Ý định hành vi, và giá cả là tích cực khi những lợi ích của việc sử dụng một công nghệ lớn hơn chi phí. Venkatesh và cộng sự (2012) sử dụng các thang đo sau để đo lường giá trị giá cả: giá cả của hệ thống là hợp lý, giá trị do hệ thống mang lại rất đáng với mức giá phải trả, tại mức giá hiện tại hệ thống cung cấp một giá trị tốt.
Có bằng chứng cho thấy sự phổ biến của dịch vụ tin nhắn SMS tại Trung Quốc là do việc định giá thấp của tin nhắn SMS tương đối so với các loại khác của các ứng dụng Internet di động (Chan và cộng sự 2008).
Nhiều nghiên cứu cho thấy giá cả có ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ. Như vậy, chúng ta thêm giá cả là một yếu tố dự báo về ý định hành vi sử dụng một công nghệ. Từ đó suy ra, giá cả là một yếu tố dự báo về ý định sử dụng phần mềm kế