7. Kết cấu của luâ ̣n văn
2.1.2. Phân loại phần mềm và các tính năng
Theo giáo trình Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp của Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự năm 2012, phần mềm kế toán được phân loại theo nguồn gốc và mục đích hình thành thì phần mềm kế toán được chia thành:
Phần mềm kế toán Việt Nam
+ Phần mềm do doanh nghiệp tự viết hay thuê viết:
Các phần mềm kế toán do doanh nghiệp tự viết hay thuê viết thường đơn giản, phù hợp với yêu cầu xử lý dữ liệu kế toán tại doanh nghiệp, dễ sử dụng. Tuy nhiên tính kiểm soát của phần mềm không cao, xét cả dưới góc độ của người quản lý doanh nghiệp và góc độ người sử dụng phần mềm kế toán. Bên cạnh đó, tính ổn định và bảo
mật của các phần mềm này không cao, do đó, các doanh nghiệp này thường gặp lúng túng và khó khăn khi cập nhật và nâng cấp phần mềm.
+ Phần mềm kế toán đóng gói (Còn gọi là phần mềm thương phẩm):
Các phần mềm kế toán Việt Nam được viết theo dạng đóng gói và bán cho người sử dụng hiện nay rất phong phú và đa dạng. Các phần mềm này phù hợp cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, có tính ổn định cao, việc cập nhật, bảo trì hay nâng cấp dễ dàng. Có thể chia thành hai nhóm : Nhóm các phần mềm có tính linh hoạt cao – cho phép người dùng thay đổi giao diện nhập liệu hay báo cáo và nhóm phần mềm không có tính linh hoạt. Đối với phần mềm có tính linh hoạt cao, hệ thống báo cáo kế toán phong phú và đa dạng hơn nên khả năng cung cấp thông tin tốt hơn.
Phần mềm kế toán nước ngoài: Có khả năng xử lý đa dạng, phong phú, tính ổn định, tính kiểm soát, tính chuyên nghiệp cao… tuy nhiên một số phần mềm nước ngoài chưa được việt hóa nên áp dụng không không phù hợp. Chi phí đầu tư cho phần mềm cao.
Phần mềm ERP (Hệ thống hoạch định/quản trị nguồn nhân lực) : Phần mềm này phù hợp với các doanh nghiệp lớn có chi phí đầu tư rất cao và nó được sản xuất từ công ty phần mềm có nguồn nhân lực hùng hậu.