Lịch sử lâu đời của Việt Nam đã tồn tại các thiết chế và tổ chức tự quản của làng xã, mang tính chất phường hội, dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm để bảo vệ các nhu cầu và lợi ích của người dân; để đối trọng với chính quyền phong kiến, thực dân và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống của cộng đồng... Có thể coi đây là những hình thức sơ khai của XHDS ở Việt Nam, tuy chưa hoàn toàn đúng với nghĩa của nó.
Mối quan hệ Nhà nước và XHDS được biểu hiện rõ nét nhất qua sự giao thoả giữa "lệ làng" và "phép nước”. Một mặt, "lệ làng" và "phép nước" thống nhất với nhau. Mặt khác, cũng có không ít những quy định của "lệ làng" trái với "phép nước", và như vậy, trong nhiều trường hợp lệ làng đã trở thành tác nhân làm vô hiệu hoá các qui định pháp luật, điều này đã được nhân dân ta truyền lại qua câu thành ngữ: Phép vua thua lệ làng, Trăm lý không bằng tý tình.... Những xung đột này là hệ quả tất yếu, nó phản ánh sự cát cứ và tính tự chủ của làng xã
0 1 2 Cấu trúc Môi trường Tác động Giá trị
Việt Nam trong lịch sử, tuy nhiên nó cũng phản ánh được lợi ích nhóm, có tính hiệu lực và hiệu quả cao, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, hoạt động của các phường, hội trong xã hội truyền thống Việt Nam cũng mang nhiều yếu tố của XHDS như tính tự nguyện, tự chủ, độc lập về tài chính và mục tiêu chung là vì sự phát triển của những hội viên. Trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp; tuy nhiên nhiều làng có những bộ phận cư dân sống bằng nghề khác, những người này liên kết chặt chẽ với nhau, khiến nông thôn Việt Nam có thêm một nguyên tắc tổ chức những người cùng nghề nghiệp, tạo thành một đơn vị gọi là phường. Phường thường có từ khi những người trong làng cùng theo nhau một nghề. Họ tổ chức quây quần để giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau. Phường có thể có giấy phép của chính quyền cấp hoạt động hoặc cứ hoạt động theo tục lệ và không phạm tới phép làng. Ngày xưa ở Hà Nội có rất nhiều phường, và mỗi phường ở một khu, sau biết thành phố, với những phố này chỉ gồm những người làm một nghề hoặc cùng bán một loại hàng.
Bên cạnh phường để liên kết những người cùng nghề, ở nông thôn Việt Nam và mở rộng sau này là xã hội Việt Nam nói chung, còn có hội là tổ chức nhằm liên kết những người cùng sở thích, cùng thú vui, cùng đẳng cấp. Đây là biểu hiện của tinh thần cộng đồng, lập hội để tương thân tương ái. Những hội đầu tiên phải kể đến là những hội tư cấp, tức là những hội giúp đỡ lẫn nhau về mặt sinh hoạt (hội mua bán, hội hiếu, hội hỷ...), bên cạnh đó, còn có những hội nghề nghiệp rất quan trọng, gọi là hội bách nghệ (không phải là những tổ chức sản xuất tập thể mà chỉ là hình thức liên kết cộng đồng để tương thân, tương ái, còn mỗi thành viên trong hội thì sản xuất độc lập), ngoài ra trong làng còn tồn tại rất nhiều hội tập hợp những người cùng có chung sự quan tâm, cùng sở thích (hội chọi gà, hội tổ tôm, hội cờ tướng, hội vật, hội tư văn...).
Sự tồn tại của đa dạng của các phường hội trong xã hội cổ truyền Việt Nam cho thấy những yếu tố của XHDS đã sớm nảy nở trong lòng làng Việt xưa. Tuy nhiên, xã hội cổ truyền của người Việt trong không gian làng xã có những
yếu tố của XHDS chứ chưa phải là một XHDS. Con người làng xã Việt cổ truyền là con người làng xã, không phải là con người cá nhân. Con người làng xã đó do sự tồn tại của các hội, trở thành con người cá tính. Sinh hoạt trong các hội, thiên tư của họ được phát triển nhưng họ thiếu một ý thức về quyền cá nhân và giá trị nội tại của chính mình. Họ vẫn nhìn giá trị của họ không phải ở chính con người cá nhân của họ mà được xác định trong cộng đồng.
Mặc dù không được các nhà tư tưởng chính trị Việt Nam đề cập một cách rõ nét, song trong thực tế XHDS đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và tạo nên những nét đặc sắc trong văn hoá chính trị, trong các sinh hoạt vật chất và đời sống tinh thần của dân tộc ta.
Qua hai lần khai thác thuộc địa của Pháp, cùng với sự du nhập, ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới, đã dẫn tới sự phân hoá xã hội hết sức sâu sắc. Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới xuất hiện, họ đã nhanh chóng đi đầu trong việc tiếp thu và truyền bá tư tưởng yêu nước theo nhiều khuynh hướng và hình thức tổ chức đấu tranh chính trị khác nhau. Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều tổ chức XHDS, và các tổ chức này đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng yêu nước; tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh với chính quyền thực dân, phong kiến; tổ chức các phong trào như xây dựng đời sống mới; giúp đỡ nhau trong kinh doanh; tương thân, tương ái; phát triển, gìn giữ thuần phong mỹ tục... Trong quá trình phát triển của mình, đã có không ít tổ chức XHDS phát triển các đảng chính trị, giữ một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Nhiều tổ chức XHDS hoạt động theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa ra đời và nhiều phong trào đã tập hợp được đông đảo người dân tham gia, trong đó, tiêu biểu phải kể đến: Duy Tân Hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 ở Quảng Nam với phong trào Đông Du; phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh khởi xướng; hoạt động giáo dục của trường Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền...; sự ra đời của các tổ chức hội kín ở Nam Kỳ như: Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Hội, Thái Bình Hội, Phục Hưng Hội, Ái Quốc Hội...
Trong thời kỳ này, có thể kể đến các hoạt động của giai cấp tư sản dân tộc như: Phong trào "Chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại", chống quyền xuất khẩu lúa gạo tại Nam Kỳ; thành lập Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long...; sự ra đời và hoạt động của các tổ chức XHDS theo khuynh hướng yêu nước như: Tân Việt Thanh niên Đoàn (1923), Việt Nam Nghĩa Đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh Niên (1926), Đảng An Nam độc lập (1926)... Các tổ chức XHDS này đã cho ra đời nhiều tờ báo, lập các nhà xuất bản tiến bộ và phát động nhiều phong trào đấu tranh như đòi thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, để tang Phan Chu Trinh...
Đặc biệt đây là giai đoạn hoạt động hết sức sôi nổi của phong trào công nhân, với các hình thức đấu tranh lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam như: Bãi công của công nhân, viên chức các cơ sở tư nhân ở Bắc Kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương; của 600 công nhân nhuộm tại Chợ Lớn phản đối cắt lương; các cuộc bãi công của công nhân nhà máy xay, nhà máy rượu tại Sài Gòn, Hà Nội, Nam Định, Vinh - Bến Thuỷ, Hải Dương... Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã lập ra Công hội đỏ do Tôn Đức Thắng đứng đầu, đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã tham gia vào đấu tranh chính trị chống lại giới chủ và nhà cầm quyền. Quá trình trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của Nguyễn Ái Quốc, người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Marx - Lenin, nhân tố quan trọng đưa các tổ chức XHDS phát triển thành đảng chính trị Marxist, kể cả sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).
Các hình thức hoạt động của các tổ chức XHDS giai đoạn 1930 - 1945 hết sức đa dạng nhưng đều có chung mục tiêu chống lại chính quyền phong kiến, thực dân và phát xít. Một trong những hình thức tổ chức của các tổ chức XHDS mà Đảng Cộng sản sử dụng để tập hợp lực lượng tồn tại cho đến ngày nay đó là Mặt trận dân tộc thống nhất. Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc thông qua Mặt trận mà nòng cốt là các hội, đoàn thể quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thông qua công tác mặt trận, các tổ chức XHDS đã tổ chức nhiều phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân - phong kiến, chống phát - xít, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân quyền... Tiêu biểu trong giai
đoạn này có thể kể đến các hoạt động của các tổ chức đoàn thể như: Nông hội, Đoàn thanh niên cộng sản, Phụ nữ Giải phóng, Hội Cứu tế đỏ, Tổng Công hội Đông Dương vào những năm 1930 - 1931 ở Nghệ An, Hà Tĩnh; của Mặt trận Dân chủ Đông Dương giai đoạn 1936 - 1939 và của Mặt trận Việt Minh (mà nòng cốt là các Hội cứu quốc như: Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc...) những năm 1944 - 1945...
Có thể nói rằng, XHDS Việt Nam có quá trình lịch sử phát triển lâu dài và ảnh hưởng xã hội hết sức sâu rộng, song cho đến thời điểm này vẫn chưa có một lực lượng xã hội đủ mạnh, có đủ uy tín và năng lực để tập hợp các nguồn lực xã hội cho công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Các hoạt động của XHDS từ chỗ mang tính chất "dân sự" thuần tuý đã chuyển sang màu sắc chính trị rõ nét, các hội, đoàn đã phát triển thành các tổ chức chính trị, hoạt động hết sức đa dạng dưới hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất.
Để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tháng 5 năm 1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập, sau đó Hội đã sát nhập với Việt Nam độc lập của Mặt trận Liên Việt và các tổ chức XHDS khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia một cách tích cực và góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tại miền Bắc, năm 1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc họp và đã thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm mục đích xây dựng khối đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thống nhất nước nhà. Tiếp đó, Quốc hội khoá I đã thông qua Hiến pháp 1959 và nhiều đạo luật, sắc luật quan trọng liên quan đến quyền tự do của công dân và sự phát triển của các tổ chức XHDS, đó là: Luật số 101-SL/L003 quy định quyền tự do lập hội, Luật 102-SL/L004 quy định quyền lập hội, Luật về Công đoàn, Luật 100-SL/L100 quy định về chế độ báo chí... Hoạt động của các tổ chức XHDS ở miền Bắc gắn liền với các hoạt động do Đảng và Nhà nước khởi xướng, và các tổ chức XHDS này đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc khuyến khích người dân
thi đua sản xuất; động viên, giúp đỡ các gia đình có con em đi bộ đội; phối hợp, tham gia xây dựng chính quyền nhà nước, cấp cứu nạn nhân chiến tranh...
Ở miền Nam, các tổ chức XHDS phát triển hết sức đa dạng và đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, thống nhất nước nhà. Ngay từ những năm 1954 - 1955, các tổ chức XHDS yêu nước đã phát động nhiều phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ - ne - vơ, giữ gìn hoà bình, thống nhất nước nhà, tiêu biểu là "Phong trào hoà bình"; phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống, cải cách chế độ thuế khoá; chống "tố cộng", "diệt cộng"... Sau thắng lợi của Đồng Khởi Bến Tre, ngày 12/12/1960, các lực lượng yêu nước miền Nam, bao gồm đại biểu của các đảng phái, các tổ chức quần chúng, đại diện của các sắc tộc, tôn giáo và các tầng lớp nhân dân đã đứng ra đại hội thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình Việt Nam và sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, các tổ chức XHDS yêu nước ở miền Nam đã phát động nhiều phong trào đấu tranh với chính quyền Mỹ nguỵ như: phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, trí thức yêu nước; phong trào "Ký giả đi ăn mày" đòi quyền tự do báo chí, các hoạt động tương thân, tương ái...Mặc dù bị đàn áp, cấm đoán, song những hoạt động này đã góp phần không nhỏ gây áp lực lên chính quyền, buộc chính quyền phải nhượng bộ thi hành những chính sách tự do, dân chủ ở miền Nam.
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1980 là bản Hiến pháp đầu tiên quy định vai trò của các tổ chức XHDS như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (điều 9), Tổng Công đoàn Việt Nam (điều 10). Sự ghi nhận này đánh dấu một bước phát triển mới của các tổ chức XHDS Việt Nam, các tổ chức XHDS Việt Nam được Nhà nước xem là những thực thể hợp pháp tồn tại trong cơ cấu hệ thống chính trị, có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhà nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời của các tổ chức XHDS quan trọng như: Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên hiệp Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam (VWAA) và
Liên hiệp các Hiệp hội Hoà bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt Nam (VUPSFO). Tuy nhiên, cùng với sự ghi nhận này và thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước đang rất khó khăn lúc bấy giờ, hoạt động của các tổ chức XHDS ở giai đoạn này hết sức nghèo nàn, xơ cứng, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Đảng Cộng sản và Nhà nước làm thay, can thiệp quá sâu vào công việc của các tổ chức XHDS.
Bước vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, các tổ chức xã hội dân sự cũng đã có những bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và phương thức hoạt động. Sự phát triển của các tổ chức XHDS ở giai đoạn này gắn liền với những cải cách về kinh tế và chính trị. Nếu như ở giai đoạn trước đó, các tổ chức XHDS chủ yếu là các tổ chức quần chúng thường được gọi là "các tổ chức chính trị - xã hội", thì vào những năm đầu của thập niên 90, các tổ chức này đã được thành lập theo hướng mở rộng hơn cả về quy mô, thành phần và lĩnh vực hoạt động. Sự lớn mạnh của XHDS đựơc đánh dấu bằng sự xuất hiện của các tổ chức XHDS quan trọng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Theo phân loại của Viện những vấn đề phát triển (VIDS) thì đến giữa những năm 90, các tổ chức XHDS được chia thành 5 loại; 1). Các tổ chức quần chúng; 2). Các hiệp hội nghề nghiệp xã hội Trung ương; 3). Các hiệp hội địa phương; 4). Các hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoa học và kỹ thuật; 5). Các nhóm không chính thức [xem: 77].
Công cuộc cải cách và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS đặc biệt là các tổ chức XHDS truyền thống. Theo đó, các tổ chức này ngày càng có nhiều hội viên hơn, hoạt động theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu và thực tế hơn, cụ thể hơn, các hoạt động của Công đoàn ngày càng hướng tới mục tiêu vì người lao động, phạm vi hoạt động được mở rộng sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân... Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ đã đi vào thực chất hơn thông qua các chương trình như giúp đỡ phụ nữ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh, vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sự bình
đẳng giới... Hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản ngày càng trở nên phong