THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG 2.1. Thực trạng xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay
Để đánh giá thực trạng XHDS ở Việt Nam cần có các số liệu thống kê xã hội học về hoạt động của các tổ chức XHDS. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ chúng tôi không có điều kiện tiến hành khảo sát thực tế bằng phương pháp thống kê xã hội học. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chủ yếu sử dụng kết quả nghiên cứu của Dự án CIVICUS CSI-SAT về đánh giá ban đầu về XHDS tại Việt Nam của VIDS (Viện Những vấn đề phát triển).
Thành phần quan trọng của XHDS Việt Nam là các tổ chức XHDS như tổ chức quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính liên kết cộng đồng. Ở Việt Nam, Mặt trận tổ quốc là tổ chức XHDS lớn nhất, bao gồm các tổ chức thành viên như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân,... Đây là những tổ chức được thành lập vào những năm 30 của thế kỷ XX, gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản và hoạt động dưới ngọn cờ của Mặt trận tổ quốc. Bên cạnh đó có những hội nghề nghiệp như Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp văn học và nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hiệp hội hoà bình, hữu nghị và đoàn kết Việt Nam. Các hiệp hội này được thành lập muộn hơn, vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhằm thúc đẩy sự giao lưu giữa những người quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, văn hoá và đoàn kết. Từ đầu thập niên 90 tại Việt Nam việc mở cửa cho các thành phần kinh tế khác cũng tạo điều kiện để các tổ chức xã hội ra đời như các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, các tổ chức tín ngưỡng, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các nhóm cộng đồng cùng các tổ chức XHDS khác.
Theo số liệu của Vụ Tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ, đến thời điểm tháng 12/2006 ở nước ta có 364 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, căn cứ báo cáo của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND các tỉnh đã cấp phép thành lập 4.157 hội và hàng chục vạn hội có phạm vi hoạt động tại quận, huyện,
thị xã, thị trấn, xã... Riêng Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam có 114 hội thành viên, trong đó có 64 hội ngành Trung ương và 50 Liên hiệp hội địa phương. Trong hệ thống các liên hiệp Hội có hơn 200 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo, 150 tờ báo, tạp chí, bản tin.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hiện có trên 7.783 hội viên là những hiệp hội, hội doanh nghiệp ở Trung ương và địa phương, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu tính cả số hội viên trực tiếp và gián tiếp thị số hội viên của VCCI có khoảng trên 50.000 đơn vị thành viên, đại diện cho trên 150.000 doanh nghiệp trên cả nước và 2,5 triệu hộ kinh doanh có đăng ký [xem: 45, 11].
Có thể thấy cấu trúc của XHDS chủ yếu bao gồm các hội chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các nhóm hoạt động theo sở thích, v.v... [xem: 43, 118-119]
Bảng 1: Các lực lƣợng xã hội dân sự
Đối với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) thì ngay từ 1948 đã xuất hiện một số tổ chức hoạt động nhân đạo, nhưng từ năm 1975-1979 các mối giao tiếp với NGOs chững lại do Mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với đất nước. Đến năm 1988, các đại diện của NGOs bắt đầu quay trở lại Việt Nam để thiết lập các