14. Tham nhũng/xã hội đen (Các nhóm tệ nạn xã hội)
3.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển xã hội dân sự theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa
định hƣớng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng CNXH với mục tiêu chung cho sự phát triển của đất nước là xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp, có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi áp bức bất công, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có NNPQ dân chủ của dân, do dân, vì dân; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Để hoàn thành được mục tiêu trên, ngoài việc phát huy những giải pháp đồng bộ đã được Đảng ta đưa ra trong các văn kiện, thì việc phát triển các tổ chức, cơ cấu của XHDS nhằm phát huy tối đa vốn xã hội là hết sức cần thiết.
Mặc dù cho tới nay, trong các văn bản nghị quyết, thuật ngữ xã hội dân sự, xã hội công dân chưa được Đảng ta đề cập tới, song những thuật ngữ dân chủ, nền dân chủ, kể cả thuật ngữ “xã hội dân chủ ” đã được Đảng ta nhiều lần khẳng định cả trong lý luận lẫn thực tiễn.
Một XHDS dân chủ và XHCN không thể hình thành bằng con đường tự phát, mà đòi hỏi tính tự giác, sự thấu hiểu quy luật phát triển của lịch sử của chủ thể. Vả lại, do những ảnh hưởng nặng nề của nền văn minh lúa nước và truyền thống tập quyền của các xã hội phương Đông nên việc chuyển mình của xã hội chúng ta lên XHDS gặp rất nhiều lực cản. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, không có sự chỉ đạo về đường lối của Đảng, chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Để có một giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng XHDS theo định hướng XHCN thì phải hiểu sâu sắc về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của XHDS; nghiên cứu XHDS ở các nước phát triển nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nghiên cứu đề xuất mô hình XHDS phù hợp với đặc điểm của Việt Nam; Khẳng định những yếu tố nền tảng bảo đảm cho việc xây dựng XHDS Việt Nam; Những định hướng, các giải pháp và các bước đi thích hợp (lộ trình) trong việc xây dựng XHDS ở Việt Nam... Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi chỉ mới đưa ra một số giải pháp bước đầu nhằm phát triển hơn nữa XHDS tại Việt Nam.
Thứ nhất, thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhằm làm lành mạnh hoá các quan hệ thị trường để xác lập cơ sở kinh tế cho XHDS.
Mặc dù có tính độc lập tương đối, song suy đến cùng cả xã hội dân chủ, NNPQ cũng tùy thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế. Bởi vậy sẽ là ảo tưởng nếu tách rời việc xây dựng và hoàn thiện XHDS với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với phát triển nền kinh tế tri thức. Phát triển KTTT định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là điều kiện kinh tế, chính trị, pháp lý cho xây dựng và phát huy vai trò XHDS.
Xét về phương diện kinh tế - xã hội, xây dựng XHDS cũng có nghĩa là xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi phải tạo lập và có được những tiền đề vật chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhất định. KTTT phát triển sẽ góp phần tạo lập những
tiền đề vật chất đó và cũng rất cần có những bảo đảm dân chủ trong đời sống kinh tế. Các thiết chế KTTT cũng được coi là những thành tố, bộ phận cấu thành nằm trong tổng thể của các thiết chế của XHDS. Các thiết chế này một mặt vận hành theo các quy luật của KTTT, mặt khác lại chịu sự điều tiết, quản lý và kiểm soát từ phía nhà nước bằng pháp luật nhằm tạo lập các thể chế KTTT thích hợp cho từng giai đoạn, từng thời điểm phát triển kinh tế xã hội.
Để mở rộng phạm vi tự do kinh tế, Nhà nước cần tạo ra các cơ chế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh tế, phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, tháo gỡ các ràng buộc, giải phóng nguồn lực, phát huy tối đa động lực. Những tác nhân tạo nên cơ chế đó ngoài Nhà nước ra còn có các tổ chức XHDS.
Để làm được điều đó, nhà nước cần đổi mới hoạt động của mình. Trong đó, không cần một nhà nước lớn, cồng kềnh, mà cần một nhà nước với phương pháp quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật, tôn trọng và phát triển các cơ chế tự quản; mặt khác, cần hạn chế những tác động tiêu cực, ngăn chặn mặt trái của kinh tế thị trường. Đồng thời, nhà nước cũng cần tập trung hướng mạnh vào việc xây dựng thể chế, sử dụng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô cũng như hướng vào giải quyết những vấn đề mà KTTT và XHDS không thể bao quát.
Trong XHDS, sở hữu là tiền đề cơ bản nhất của tự do, của cá nhân và của cả xã hội. Thực tiễn đã khẳng định rằng, sở hữu, các sinh hoạt cá nhân... thị trường - là hệ thống tự điều chỉnh, nhưng điều đó không có nghĩa là Nhà nước không thể tham gia hoàn thiện cơ chế này. Nhà nước có thể tạo lập và cân đối các lợi ích của các chủ thể tự do cạnh tranh (các cá nhân và các tập thể).
Để có thể thúc đẩy sự phát triển của XHDS ở nước ta hiện nay, trước hết cần nhận thức đúng về vai trò, vị trí của các tổ chức XHDS trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế.
Bối cảnh và xu thế phát triển mới của đất nước đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò, chức năng chủ yếu của mình là định hướng và tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho người dân được phát huy mọi khả
năng và nguồn lực để phát triển sản xuất, làm giàu cho bản thân và đất nước; đồng thời ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người.
Điều đó đang đặt ra đòi hỏi cấp bách là phải mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, pháp huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, cộng đồng dân cư, các hội trong việc đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tham gia các hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hội viên.
Về mặt thể chế, cần sớm xác định XHDS theo định hướng XHCN. Trước hết, phải thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN; thứ hai, phải hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh trong đó bao gồm hoàn thiện thể chế về sở hữu, hoàn thiện thể chế về phân phối và tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế; thứ ba, hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; thứ tư, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường; thứ năm, hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lí nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hình thành hành lang pháp lý cho XHDS hình thành và phát triển một cách tự giác.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của khu vực XHDS. Trước hết là khâu ban hành Luật về Hội và các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật để tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ, có hiệu cao về quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi chính phủ; đồng thời, tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động cả các tổ chức đó.
nội dung, phương pháp hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tự quản, tự trang trải, khắc phục tình trạng hành chính hoá, nhà nước hoá trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS. Ở nước ta, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp đều tồn tại và có lý do của nó. Nhiều tổ chức ra đời trước Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, và vai trò của các tổ chức này rất lớn. Hiện nay, Đảng và Nhà nước mong muốn chính những tổ chức này có những đổi mới tổ chức hoạt động để độc lập hơn, có tính xã hội hơn, đóng góp nhiều hơn. Mặt khác, bản thân các tổ chức này muốn tồn tại và phát triển trong tình hình mới, thì phải tự đổi mới nếu không sẽ dần dần mất đi thành viên của mình.
Xây dựng cơ chế và tạo điều kiện cần thiết để các tổ chức XHDS tham gia tích cực có hiệu quả vào việc phản biện xã hội, đối với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước, của cán bộ công chức, phòng chống tham nhũng lãng phí. Một trong những tiền đề để sự tham gia của XHDS có hiệu quả là phải có một khung pháp lý thực sự bảo đảm sự tham gia của người dân trong việc ra quyết định. Vì vậy, trước mắt cần xây dựng một cơ chế cụ thể khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc ra các quyết định của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của người dân địa phương. Nhà nước cần xây dựng một lộ trình cụ thể về sự tham gia của người dân nhằm phát huy sức mạnh cũng như hiệu quả của sự tham gia, đồng thời ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng quá trình tham gia của người dân vào một số mục đích gây rối chính trị, không có lợi cho đất nước.
Trong XHDS đòi hỏi và có khả năng phối, kết hợp một cách hợp lý giữa sự điều chỉnh, điều tiết, quản lý của các thiết chế nhà nước và tự điều chỉnh của các thiết chế KTTT và XHDS. Vì vậy cần có được sự hài hoà và điểm dừng hợp lý giữa dân chủ với hành chính, quản lý, tránh loại trừ lẫn nhau. Nói cách khác, trong điều kiện chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN và trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, một trong những đòi hỏi khách quan là đảm bảo sao cho có được sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý, điều tiết,
kiểm soát từ phía Nhà nước, với tính chất là tổ chức quyền lực chính trị công cộng và sự tự quản, tự điều tiết và kiểm soát của thiết chế thị trường và của các thiết chế XHDS nhằm đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba,cần mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân.
Trên cơ sở phát huy tốt vai trò của các tổ chức nhân dân trong việc thực hiện đoàn kết dân tộc, thúc đẩy và đa dạng hoá các hình thức dân chủ, tham gia có hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, hội viên.
Xây dựng XHDS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương. Bởi vậy, trong công tác tập hợp quần chúng cần chủ động và đa dạng hóa về hình thức và phương pháp tập hợp quần chúng. Trong xác định tính chất và mục tiêu hoạt động của mỗi tổ chức cần đa dạng hóa tránh khuôn mẫu hóa, hành chính hóa.
Là tập hợp của các tổ chức xã hội, kinh phí cho hoạt động của các tổ chức XHDS cũng cần giảm thiểu nguồn cung cấp từ ngân sách nhà nước và trong tương lai cần tự chủ hoàn toàn kinh phí. Trong những năm trước mắt, cần thực hiện phương thức đa dạng hoá việc huy động nguồn kinh phí cho hoạt động của các tổ chức XHDS, trong đó có sự hợp tác với Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội, nghề nghiệp trong và ngoài nước. Tài chính, ngân sách là vấn đề quan trọng, nếu không đáp ứng được sẽ gây khó khăn cho việc duy trì hoạt động của các tổ chức của XHDS. Làm thế nào để có thể tự chủ được ngân sách, huy động được nguồn kinh phí dồi dào đủ để thực hiện được các ý tưởng, các dự án xã hội của các hội, các tổ chức là vấn đề đặt ra từ lâu vẫn chưa có nhiều chuyển biến khả quan. Trước hết phải xác định nguồn kinh phí chủ yếu vẫn là từ các hội viên, thành viên của mỗi tổ chức. Tất nhiên đây là nguồn tài chính nhưng sẽ là rất hạn chế và không thể đủ để các tổ chức của XHDS nên tìm các biện pháp mở rộng quan hệ hợp tác, bao gồm hợp tác với Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình, dự án mang tính xã hội cao, đồng thời chú ý kêu gọi và thu hút đầu tư của các tổ chức khác, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.
Tình đoàn kết trong nhân dân là cơ sở để bảo đảm sự thống nhất và sự trọn vẹn của nhà nước. Bởi mục đích chủ yếu của nhà nước là đáp ứng vào bảo đảm các lợi ích chung của nhân dân. Nhưng mục đích đó có thực hiện tốt hay không lại đòi hỏi sự đồng thuận ý chí của các bộ phận dân cư trong xã hội. Ở nước ta, do đặc thù về văn hoá, xã hội, do phân vùng dân cư về mặt địa lý không đồng đều, do hạn chế về hạ tầng cơ sở... mà nhà nước khó có thể quan tâm đầy đủ đến các khu vực dân cư, các dân tộc. Chính vì thế, việc thúc đẩy khối đại đoàn kết dân tộc sẽ là một động lực giúp Nhà nước giảm thiểu được những khó khăn như vậy trong tình hình hiện nay. Bởi vậy, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng NNPQ hay nền dân chủ XHCN, chỉ giành được thắng lợi khi khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và phát huy sức mạnh. Việc Đảng và Nhà nước quan tâm đến vấn đề này cũng đồng thời là việc tạo ra các điều kiện để XHDS phát triển trên nền tảng của sự bình đẳng và hoà hợp giữa các dân tộc.
XHDS là xã hội mà người dân có thể trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, quản lý và hiệu chỉnh quyền lực công cộng.
Đối với Việt Nam trong điều 6 Hiến pháp 1992 quy định “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Trong Quốc hội, Đại biểu Quốc hội lẽ ra phải là đại biểu dân cử (mang tính chất của XHDS), nhưng lại là Bộ trưởng, lại là chủ tịch tỉnh (tính chất nhà nước). Như vậy, để Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực sự là của dân, thực hiện quyền lực của dân không phải dễ dàng.