Yêu cầu xây dựng và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

14. Tham nhũng/xã hội đen (Các nhóm tệ nạn xã hội)

3.1. Yêu cầu xây dựng và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam

XHDS đã thực sự trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu, cả trên thực tiễn xã hội và các quan điểm lý thuyết. Trong hơn 15 năm qua, đã thể hiện một sự phát triển đặc biệt rộng rãi các tổ chức XHDS trên toàn thế giới, vai trò của chúng cũng tăng lên không ngừng trong các hoạt động quản trị lẫn trong các quá trình phát triển tại địa phương, trong mỗi quốc gia và trên toàn cầu và đã xuất hiện một từ mới mang tính thời thượng do Lester Salamon đưa ra là “cuộc cách mạng hiệp hội toàn cầu”. “Các tập thể quần chúng đông đảo đã có những hoạt động mạnh mẽ trong suốt cả chiều dài lịch sử, tuy nhiên những thay đổi to lớn trong những thập niên vừa qua về chính trị, văn hoá, xã hội và kinh tế trên thế giới đã cho thấy những hình thức phong phú và mức độ rộng rãi chưa từng có về sự tham dự của XHDS trong mọi hoạt động xã hội tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng của các hoạt động dân sự mang tính tập thể bên ngoài gia đình, thị trường và nhà nước, mà ta vẫn gọi là “XHDS”, đã sớm trở thành ngọn đuốc soi đường cho một thế giới hoà bình, dân chủ, công lý, bình đẳng và minh bạch hơn‟‟ [43; 102-103].

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với sự gia tăng đáng kể vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội, vai trò của các tổ chức XHDS nói riêng, của XHDS nói chung ngày càng được khẳng định. Phối hợp cùng với nhà nước, các tổ chức XHDS hoạt động thực sự có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, thực hiện sự bình đẳng giới, tăng tính minh bạch, dân chủ và nhất là khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế- xã hội; vào quản lý nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng, thực hành Qui chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời mở ra con đường đối ngoại nhân dân có hiệu quả. Bởi vậy, việc nhận diện một cách thấu đáo để định hướng xây dựng và phát triển XHDS ở Việt Nam là yêu cầu

khách quan, đồng thời là một nội dung của chính sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.

„„Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu cách mạng (những năm 30 – 40 của thế kỷ XX), Đảng Cộng sản đã chủ động đứng ra tổ chức các đoàn thể quần chúng, tức là đã chủ động tổ chức ra một dạng sơ khai của XHDS để nhân dân có thể tham gia vào tiến trình cách mạng theo những cách tự nguyện „dân sự‟ của mình. Bản thân đường lối lấy dân làm gốc, xây dựng và phát triển các đoàn thể quần chúng định hướng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là gần đây Đảng đã chủ trương đẩy mạnh thực hiện dân chủ cơ sở, đã nói lên bản chất chính quyền của ta là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Ở nước ta, Đảng từ dân nghèo mà ra, hay nói cách khác: dân cần lao sinh ra Đảng, Đảng lập nên chính quyền, và chính quyền lại quay trở lại hỗ trợ dân, đảm bảo cho dân thực hiện được quyền lợi của mình theo hiến pháp. Đó chính là nền móng ban đầu cơ bản nhất của XHDS, cũng là lý do giải thích, tại sao nước ta bỏ „„nhà nước chuyên chính‟‟, đi vào „„nhà nước pháp quyền‟‟, nhà nước đồng hành cùng dân một cách êm đẹp và nhanh chóng (tương đối) như đã và đang xảy ra‟‟ [43; 340].

Từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy chính trị, việc nhìn nhận và đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội cũng ngày càng cởi mở và thực chất hơn. Do vậy, các tổ chức XHDS cũng có cơ hội phát triển và phát huy vai trò to lớn của mình không chỉ trong lĩnh vực xã hội mà cả trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị.

Trong xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển các tổ chức XHDS trên thế giới cũng đang có những tác động mạnh mẽ đến sự hình thành XHDS ở Việt Nam, kéo theo sự phát triển và khẳng định vai trò của XHDS bên cạnh vai trò của Đảng, của Nhà nước. Như vậy, hoạt động truyền thông mạnh mẽ về XHDS trên thế giới sớm muộn sẽ thúc đẩy nhu cầu nhận thức và xây dựng XHDS ở Việt Nam.

„„Cùng với đó là quá trình xã hội hóa lao động và sản xuất, KTTT, NNPQ và XHDS tất yếu sẽ hình thành. Một khi KTTT phát triển, tất yếu có NNPQ và

XHDS phát triển tương ứng. Đây cũng là quá trình phát triển chế độ dân chủ. Không có sự thống nhất giữa ba bộ phận của một thể chế kinh tế chính trị này thì KTTT sẽ trở nên hoang dại, thể chế nhà nước sẽ sa vào quan liêu, tham nhũng nặng nề‟‟ [24, 52].

Các thiết chế KTTT và XHDS sẽ góp phần và có tiếng nói trong việc đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như có thái độ tích cực, trân trọng và nghiêm túc của họ đối với các đơn từ, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. Đây cũng là một trong những điều kiện căn bản đảm bảo tính dân chủ của các hoạt động quản lý nhà nước. Như vậy, mặc dù trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, yếu tố tập trung luôn được quán triệt và chi phối tất cả các hoạt động, nhưng không vì thế mà thiếu vắng những tiền đề cơ sở dân chủ của nó cũng như sự kiểm tra, giám sát của chính đông đảo quần chúng, của các thiết chế trong XHDS.

Ở nước ta, sự phát triển của KTTT định hướng XHCN, không chỉ tạo nên nền tảng vật chất cho XHDS có cơ hội phát triển mà bản thân nó còn là cơ chế giải phóng các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Con người được tự do phát triển theo đạo luật và theo đạo lý, tất yếu dẫn đến sự tham gia của người dân một cách tích cực hơn, đa dạng hơn vào các tổ chức xã hội để phát huy tốt hơn, hiệu quả hơn những tiềm năng tự do được giải phóng. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để có sự tương thích với thể chế KTTT của WTO, các tổ chức XHDS ở nước ta ngày càng có vai trò quan trọng. Thời gian qua, Việt Nam phải đối mặt với 20 vụ kiện bán phá giá, 5 vụ kiện tự vệ và nhiều vụ kiện khác liên quan đến chất lượng hàng hoá, bản quyền sở hữu trí tuệ. Trong các phiên tranh tụng đó, đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước không được phát biểu ý kiến, người duy nhất phía Việt Nam được phản biện là đại diện của các hiệp hội.

Khác với XHDS trong nền kinh tế thị trường TBCN, XHDS nước ta là cụ thể hoá vai trò làm chủ của nhân dân trong KTTT định hướng XHCN và NNPQ XHCN. Nếu bản chất của nền KTTT định hướng XHCN là tăng trưởng kinh tế

đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường thì thực chất của XHDS nước ta là nhân dân làm chủ với tính chất là động lực và mục tiêu.

Hiện nay đã hình thành rất nhiều các tổ chức XHDS như các hội, các ngành kinh tế, các lĩnh vực khoa học và công nghệ, các lĩnh vực dịch vụ. Sự thực, một khuôn mặt XHDS kiểu mới ở nước ta đang hình thành, có thể coi đó là bước tiến của nền dân chủ, khác về bản chất với xã hội trước đổi mới. Tuy vậy, về mặt thể chế, phạm trù XHDS chưa được xác định trong văn bản, tức là chưa dám đặt viên gạch thứ ba (là xã hội dân sự) tạo cơ sở đầy đủ cho mối quan hệ thể chế kinh tế chính trị nước ta [24, 53].

Như vậy, KTTT ra đời và phát triển đã tạo lập ra những tiền đề cần thiết và nhu cầu của sự hình thành và phát triển của XHDS cũng như của NNPQ và ngược lại, chính nhờ có sự hình thành và phát triển của XHDS cũng như của NNPQ sẽ thúc đẩy cho sự phát triển nhanh hơn của KTTT.

Đồng hành với sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân, quá trình dân chủ hoá xã hội được khẳng định và đề cao trong thực tiễn góp phần tạo nên cơ chế tự do cho những con người tự do tham gia một cách tích cực hơn vào việc xây dựng một xã hội dân chủ vì lợi ích của bản thân và cộng đồng xã hội.

Trong một xã hội có nền KTTT, các quan hệ xã hội thường bị chi phối và điều tiết bởi các yếu tố KTTT, quyền lực chính trị công cộng là nhà nước và quyền lực xã hội. Vì vậy, XHDS không phải là „„vật thay thế‟‟ cho Nhà nước hay KTTT, nhưng XHDS lại biểu hiện tập trung cho sự điều hoà của ba loại quyền lực này. XHDS và NNPQ có mối liên hệ qua lại gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Cả NNPQ lẫn XHDS đều hướng tới các quyền tự do, dân chủ, các quyền con người, tạo sự tôn trọng các truyền thống pháp luật, tôn trọng quyền con người, đề cao các giá trị nhân đạo và nhân văn.

Cùng với tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, xu thế dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội và nhu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân cũng từng bước thu được những thành tựu quan trọng, mà biểu hiện rõ nhất

là quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được thực thi trên thực tế, nhất là trên lĩnh vực chính trị. Vấn đề đặt ra là, để xây dựng và phát huy vai trò ngày càng tăng của NNPQ thì đồng thời với việc phát triển KTTT định hướng XHCN, một yêu cầu tất yếu là phải xây dựng và phát huy mạnh mẽ vai trò của XHDS. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và hoàn thiện XHDS còn là yêu cầu cấp bách của cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng. Không thể phủ nhận vai trò của XHDS trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Nếu XHDS được trao quyền tốt hơn, được thúc đẩy tốt hơn thì sẽ đóng góp vào việc giảm tham nhũng. Do đó, phải làm sao để XHDS có quyền được tìm hiểu, được đòi hỏi chính quyền phải giải trình. Nếu Quốc hội hoạt động mạnh, các tổ chức quần chúng hoạt động mạnh sẽ tác động lên hội đồng nhân dân các cấp, và đó chính là áp lực để Chính phủ phải giải trình trong những trường hợp quan chức chính quyền bị nghi ngờ có tham nhũng.

Một xã hội sẽ phát triển bền vững, đạt được một cách hiệu quả các tiêu chí về "công bằng, dân chủ và văn minh" khi được vận hành dựa trên sự hài hoà của "ba đỉnh" thể chế, đó là: Thể chế nhà nước; Thể chế thị trường; và Thể chế XHDS. Trong đó sức mạnh của thể chế nhà nước là luật pháp; của thể chế thị trường là lợi nhuận; còn sức mạnh của thể chế xã hội dân sự là tuân theo pháp luật, tuân theo thị trường, nhưng thúc đẩy khía cạnh đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng. Trong quá trình vận hành hệ thống "3 đỉnh thể chế" này rất cần cảnh giác với những hiện tượng lệch chuẩn, đó là: Nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường (không có thị trường đích thực), hoặc Thị trường mua chuộc Nhà nước (căn bệnh tham nhũng tràn lan). Trong hệ thống "3 đỉnh thể chế", XHDS không nằm lọt trong Nhà nước, nhưng cũng không chống lại Nhà nước, mà là bổ sung, hiệu chỉnh từ trí tuệ, nguyện vọng của người dân. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng một khi số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh. Không nên quan niệm một cách cực đoan: XHDS là đối lập với chính quyền, hoặc chính quyền có thể bao trùm hết mọi việc, có thể đại diện cho người dân, và không cần XHDS .

Nếu XHDS được trao quyền, được thúc đẩy, được tham dự vào các hoạt động quản lý xã hội thông qua các hội, thì công cuộc phát triển đất nước sẽ thuận lợi hơn, các mục tiêu về kinh tế, xã hội, văn hoá sẽ đạt được trong môi trường đồng thuận cao hơn

Yêu cầu xây dựng XHDS để hoàn thiện xã hội dân chủ nhằm giải phóng mọi nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người vì sự phát triển là khách quan và thực tế. Ở nước ta trước yêu cầu xây dựng một xã hội dân chủ không thể không phát triển KTTT định hướng XHCN, đồng thời với việc xây dựng và phát huy vai trò to lớn của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân và xây dựng XHDS. KTTT định hướng XHCN, NNPQ XHCN, XHDS và nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, hài hoà và bền vững ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)