Phƣơng pháp xây dụng môhình mô phỏngcác sự kiện gián đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình mô phỏng trong công nghiệp để sử dụng hợp lý các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động (Trang 30 - 33)

Khi xây dựng mô hình mô phỏng các hệ thống sản xuất có sự kiện gián đoạn, phải thực hiện ba nhiệm vụ sau đây, xem hình 2.3

Nhiệm vụ đầu tiên là soạn thảo mô hình và xác định điều kiện đầu, xác định các trạng thái của hệ thống thường được gọi là hình ảnh của hệ thống, ở phần này còn xác định các thủ tục quy định việc thay đổi trạng thái, hình ảnh hệ thống.

Nhiệm vụ thứ hai là xác định thuật toán mô phỏng tức xác định bằng cách nào tiến hành việc mô phỏng.

Nhiệm vụ thứ ba là thu thập các dữ liệu, kết quả mô phỏng đã được xử lý và soạn thảo các báo cáo

31

Quan hệ logic giữa các bộ phận trong mô hình mô phỏng được mô tả trong sơ đồ 2.4.

Hình 2.2: Sơ đồ Logic của mô hình mô phỏng các sự kiện gián đoạn

Trong đó:

- Trạng thái hệ thống là tập hợp các dữ liệu mô tả hệ thống ở thời điểm nhất định.

- Đồng hồ mô phỏng là biến cho phép mô tả thời gian của quá trình mô phỏng.

- Danh sách các sự kiện là danh sách các sự kiện xảy ra trong quá trình mô phỏng. - Bộ đếm thống kê là biến để lưu trữ các thông tin thống kê về đặc tính của hệ thống.

32 và thời gian t = 0.

- Thủ tục thời gian là chương trình con xác định sự kiện kế tiếp trong danh sách các

sự kiện và tăng thời gian của đồng hồ mô phỏng khi sự kiện xảy ra.

- Thủ tục sự kiện là chương trình con để cập nhật trạng thái hệ thống khi các sự kiện xảy ra.

- Thủ tục thư viện là chương trình con dùng để tạo ra các biến ngẫu nhiên có phân

bố mong muốn.

- Soạn thảo, báo cáo là chương trình con xử lý, đánh giá các sự kiện trong quá

trình mô phỏng đồng thời soạn thảo các báo cáo về kết quả mô phỏng.

- Chương trình chính là chương trình để gọi các chương trình con để thực hiện việc mô phỏng đồng thời xác định thời điểm kết thúc mô phỏng và soạn thảo các báo cáo cần thiết.

Liên hệ Logic dòng điều khiển giữa các bộ phận trong mô hình và quá trình mô phỏng xảy ra như sau:

* Ở thời điểm bắt đầu mô phỏng t = 0, chương trình chính gọi thủ tục

điều kiện đầu. ở thủ tục này đồng hồ mô phỏng lấy giá trị t = 0 và đặt giá trị ban đầu cho trạng thái hệ thống, bộ đếm thống kê và danh sách các sự kiện.

* Sau đó chương trình chính gọi thủ tục thời gian để xác định loại sự kiện sắp xảy ra. Nếu sự kiện loại i sẽ xảy rathì đồng hồ mô phỏng sẽ tăng lên quãng thời gian theo thời gian của sự kiện loại i xảy ra.

* Sau đó chương trình chính gọi thủ tục sự kiện i để xác định thời gian sự kiện kế tiếp sẽ xảy ra. Thông thường ở đây cần phải tạo nên biến ngẫu nhiên có hàm phân bố định trước để tìm thời gian xảy ra sự kiện kế tiếp.

* Sau một chu kỳ tính, chương trình chính sẽ kiểm tra điều kiện ngừng mô phỏng. Nếu đã đạt được điều kiện đó quá trình mô phỏng sẽ ngừng lại và chương trình chính gọi thủ tục báo cáo, cùng với bộ đếm thống kê để soạn thảo báo cáo về các kết quả mô phỏng.

33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình mô phỏng trong công nghiệp để sử dụng hợp lý các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động (Trang 30 - 33)