Số lần chạy mô phỏng và chiều dài mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình mô phỏng trong công nghiệp để sử dụng hợp lý các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động (Trang 34 - 36)

Như đã trình bày ở các phần trên, trong mô hình mô phỏng có các yếu tố ngẫu nhiên, nên mỗi lần chạy mô phỏng chỉ cho ta một bộ thông số ứng với một điều kiện nhất định. Vì vậy, muốn chạy mô phỏng nhiều lần với chiều dài lớn, tuy nhiên trong thực tế do hạn chế về thời gian, về khả năng tính toán nên số lần chạy mô phỏng không thể lớn được. Nên chạy mô phỏng một số ít lần với chiều

35

dài mô phỏng lớn tốt hơn là chạy nhiều lần với chiều dài mô phỏng ngắn. Bởi vì mỗi lần chạy mô phỏng phải tốn thời gian nạp điều kiện đầu, vả lại nếu chiều dài mô phỏng ngắn không đủ mô tả dáng điệu của hệ thống. Thông thường số lần chạy mô phỏng nằm trong khoảng 10-30 lần tuỳ thuộc mức độ phức tạp của hệ thống mô phỏng.

Như chúng ta đều biết mối một bước mô phỏng chỉ cho ta một bộ giá trị các thông số ứng với điều kiện nhất định. Muốn có giá trị trung bình theo xác suất (kỳ vọng toán) của các thông số mô hình thì số bước mô phỏng phải đủ lớn, tức chiều dài mô phỏng phải đủ dài. Theo kinh nghiệm chiều dài mô phỏng thì khoảng hàng ngàn bước tính.

Tuỳ thuộc vào mục đích mô phỏng, vào đặc điểm của hệ thống được mô phỏng mà chọn chiều dài mô phỏng thích hợp, đảm bảo cho các dữ liệu đầu ra ổn định.

2.7. Điều kiện khởi động (Starting Conditions) và ngừng mô phỏng (Stopping Rules)

a) Điều kiện khởi động tuỳ thuộc vào mục đích mô phỏng. Điều kiện khởi động chung nhất là điều kiện “hệ thống đang còn rỗng” (Empty and idle) có nghĩa là các sự kiện đầu vào chưa xảy ra.

Có thể chọn một trong ba điều kiện sau đây:

- Nếu mục đích của mô hình là phân tích hành vi của hệ thống ở trạng thái ổn định thì trong quá trình mô phỏng phải bỏ qua thời kỳ quá độ, lúc này điều kiện khởi động chỉ tính từ khi hệ thống bắt đầu ổn định.

- Nếu mục đích của mô hình là phân tích hành vi quá độ của hệ thống thì điều kiện khởi động chính là điều kiện đầu của hệ thống.

b) Điều kiện ngừng mô phỏng được xác định bởi một trong các điều kiện sau đây

tuỳ thuộc vào mục đích mô phỏng:

- Khi thời gian mô phỏng (tổng thời gian giữa các sự kiện) đạt tới giá trị xác định. Trong trường hợp này số sự kiện đầu ra sẽ không xác định trước và trạng thái kết thúc của mô hình có thể không phải là trạng thái rỗng.

36

- Trong trường hợp này mô hình sẽ được chạy cho đến khi sự kiện đầu và cuối cùng đi qua và trạng thái kết thúc của mô hình là trạng thái rỗng.

- Số sự kiện đầu ra đạt tới giá trị xác định. Trong trường hợp này trạng thái kết thúc của mô hình có thể không phải là trạng thái rỗng.

- Khi thông số của mô hình đạt tới giá trị xác định. Trong trường hợp này trạng thái kết thúc của mô hình có thể không phải là trạng thái rỗng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình mô phỏng trong công nghiệp để sử dụng hợp lý các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)