Cách tạo dòng thời gian mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình mô phỏng trong công nghiệp để sử dụng hợp lý các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động (Trang 36 - 37)

Trong mô hình mô phỏng cần có một biến để biểu thị thời gian đã trôi qua của quá trình mô phỏng. Gọi biến trong mô hình mô phỏng để tạo ra giá trị thời gian mô phỏng là đồng hồ mô phỏng. Tại thời điểm bắt đầu mô phỏng, đồng hồ mô phỏng đặt thời gian t = 0. sau đó đồng hồ mô phỏng ghi nhận dòng thời gian và chỉ ra bao nhiêu đơn vị thời gian đã đi qua trong quá trình mô phỏng. Một đơn vị thời gian trong mô phỏng sẽ tương ứng với bao nhiêu thời gian trong hệ thống thực (giây, phút, giờ, tháng, năm...) là do người lập trình định trước.

Có hai loại thời gian mô phỏng: - Thời gian sự kiện:

Thời gian sự kiện được tính bằng thời gian để sự kiện kế tiếp xảy ra. Như vậy thời gian mô phỏng được tính bằng cách cộng dồn các quãng thời gian giữa các sự kiện xảy ra trong quá trình mô phỏng. Hình 2.5 trình bày cách biểu diễn thời gian sự kiện. Trong đó, A1, A2,… là các sự kiện, t1, t2… là các thời điểm xảy ra sự kiện tương ứng.

Hình 2.3: Cách biểu diễn thời gian sự kiện

Thời gian sự kiện thường được dùng trong mô phỏng các sự kiện gián đoạn. ví dụ mô phỏng hệ hàng đợi, trong đó sự kiện gián đoạn là các khách hàng đến hệ thống để được phục vụ.

37

Mỗi lần chạy mô phỏng đồng hồ mô phỏng được đặt lại giá trị bằng không và bắt đầu tính thời gian mô phỏng cho mỗi lần chạy mô phỏng mới.

- Thời gian cố định:

Trong trường hợp mô phỏng dùng thời gian cố định đồng hồ mô phỏng sẽ tăng lên những quãng thời gian chính xác là Δt . Sau đó sẽ xác định xem trong quãng thời gian Δt có bao nhiêu sự kiện xảy ra, xem là quãng thời gian cần khảo sát ví dụ là hình 2.6.

Hình 2.4: Cách biểu diễn thời gian cố định

Thời gian cố định thường được dùng trong mô phỏng các hệ thống liên tục, các hệ kinh tế xã hội, trong đó Δt là khoảng thòi gian cần khảo sát ví dụ là

một năm kế hoạch, một năm tài chính hay là quãng thời gian cố định nào đó tuỳ thuộc vào mục đích mô phỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình mô phỏng trong công nghiệp để sử dụng hợp lý các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động (Trang 36 - 37)