Chỉ số thương mại nội ngành biên ngành da giày Việt Nam

Một phần của tài liệu thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam (Trang 66 - 67)

Mức độ thương mại nội ngành biên cho ngành da giày và các mặt hàng trong ngành da giày Việt Nam được nghiên cứu trong hai giai đoạn 2002 – 2007 và 2007 – 2012, hay nói cách khác là trước và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được trình bày trong bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.9: Thương mại nội ngành biên của ngành da giày Việt Nam

Ngành Giai đoạn 2002-2007 Giai đoạn 2007-2012

Giày dép 0,00 0,061

Vali-túi-xách 0,026 0,055

Da thuộc 0,25 0,48

Máy móc 0,007 0,00

Da giày 0,27 0,071

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của UN COMTRADE.

Qua bảng 3.9, chỉ số thương mại nội ngành biên của cả ngành da giày Việt Nam tương đối thấp và có xu hướng giảm dần. Cụ thể, trước khi gia nhập WTO thì chỉ số thương mại nội ngành biên đạt 0,27, nhưng sau khi gia nhập WTO thì đã giảm xuống còn 0,071. Điều này có nghĩa mức gia tăng trong giá trị xuất khẩu và nhập khẩu có sự chênh lệch với nhau và ngày càng lớn dần. Theo số liệu tác giả thu thập được từ UN COMTRADE thì xuất khẩu ngành da giày chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh hơn nhập khẩu. Ngoài ra, sau khi gia nhập WTO thì Việt Nam có cơ hội mở rộng giao thương với nhiều nước trên thế giới và cũng như nhận được nhiều ưu đãi từ tổ chức WTO đặc biệt là thuế quan. Chính vì vậy, tăng trưởng trong xuất khẩu là điều hợp lý, vì Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu da giày.

Các phân ngành trong ngành da giày cũng có nhiều biến động sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó, chỉ số thương mại nội ngành biên của vali-túi-xách và da thuộc đã tăng sau năm 2007, nguyên nhân là do trong ngành vali – túi – xách, mức độ gia tăng trong nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài tăng nhanh hơn mức độ gia tăng trong xuất khẩu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong khi đó, sau khi gia nhập WTO thì Việt Nam đã xuất khẩu da thuộc nhiều hơn và nhập khẩu thì không có sự thay đổi nhiều. Chính

vì thế làm cho chỉ số thương mại nội ngành biên của 2 mặt hàng này tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu giày dép tăng, nhưng nhập khẩu lại giảm, nên chỉ số thương mại nội ngành biên không xác định được (theo Hamilton và Kniest, 1991), sau năm 2007 thì chỉ số thương mại nội ngành biên giày dép rất thấp 0,061, điều này có nghĩa là độ lớn trong gia tăng xuất khẩu lớn hơn rất nhiều so với lượng nhập khẩu qua thời gian từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong giai đoạn 2002 – 2007, chỉ số thương mại nội ngành biên mặt hàng máy móc rất thấp, nguyên nhân là do độ lớn trong gia tăng nhập khẩu lớn hơn nhiều so với xuất khẩu. Nhưng sau khi gia nhập WTO, thì chỉ số thương mại nội ngành biên không được xác định, vì lượng nhập khẩu giảm và xuất khẩu tăng.

Một phần của tài liệu thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)