Về phía ngành da giày

Một phần của tài liệu thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam (Trang 71 - 72)

Đầu tiên là phải xây dựng năng lực của Viện Nghiên cứu Da giày nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành như: Viện đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thiết kế mẫu mốt thời trang, ra mẫu chào hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm, mở rộng thị trường. Viện chủ động trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu có thể được triển khai ở quy mô nhỏ hoặc sản xuất thử nghiệm. Viện hình thành các bộ phận sản xuất thử nghiệm: sản xuất giầy dép (các đơn hàng nhỏ, đặc chủng hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu), sản xuất các loại hàng mềm, thiết kế các mẫu giầy thời trang. Viện là nơi đào tạo các cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý chuyên ngành cũng như công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp trong ngành và là nơi cung cấp các tài liệu giảng dạy, thông tin tư vấn, dịch vụ KHKT của ngành. Viện được trang bị các thiết bị nghiên cứu, kiểm tra các loại nguyên phụ liệu, hoá chất của ngành đảm bảo đa vào sử dụng các loại nguyên liệu an toàn, đúng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

Thứ hai là việc đào tạo tay nghề lao động chất lượng cao để sẵn sàng tiếp nhận công nghệ, kiến thức cao cấp thông qua việc xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề da giày cao cấp, tạo điều kiện hợp tác giữa các trường, viện quốc tế, chuyên gia của các đối tác chính với các đơn vị trong nước. Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở dữ liệu chung của ngành nhằm phục vụ công tác dự báo và chống sức ép thương mại, đặc biệt là dữ liệu về năng lực sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu chính. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp giày, da và sản phẩm da thông qua vai trò của hiệp hội.

Thứ ba là phải phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (bộ Công Thương) và các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức và hỗ trợ như: các chương trình hợp tác đối tác quốc gia, quảng bá cấp ngành; các chương trình phát triển, kiểm nghiệm sản phẩm ở cấp độ quốc gia; và các hội trợ, triển lãm quốc tế.

Cuối cùng là cải thiện môi trường và giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực thuộc da, bằng cách: xây dựng nhà xưởng và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động nhằm thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Hơn nữa, cần đầu tư các cơ sở xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) với các công nghệ hỗn hợp đặc biệt trong ngành thuộc da nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi phí chôn lấp. Việc đầu tư các cơ sở xử lý chất

thải theo hướng tập trung cho từng cụm doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo vệ môi trường, thực hiện theo phương thức BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

Một phần của tài liệu thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam (Trang 71 - 72)