Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam (Trang 39)

3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương với tổng diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km2 và chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km2 biển Đông. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông, phía Bắc thì tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ở phía Tây. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng cho việc giao thông với các nước trong khu vực và thế giới, cả về đường bộ, đường thủy và hàng không.

Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm khoảng 40% và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối, trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.

Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,… Về tài

nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.

3.1.2 Nhân khẩu học

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng…, mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 14 trên thế giới về dân số.

Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người; quy mô phân bố ở các vùng kinh tế – xã hội trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Cũng theo cuộc điều tra thì Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ và vùng thấp nhất là đông nam Bộ với 95 nam/100 nữ. Vào ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam đạt 90 triệu người, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử Việt Nam, nhóm dân số trẻ từ 10 – 24 tuổi chiếm gần 40% dân số.

3.1.3 Văn hóa xã hội

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn

dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc. Từ các vùng đất ven biển của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới. Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường Đại học chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Về nền giáo dục bậc đại học, hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi. Tuy nhiên đánh giá chung chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước.

3.1.4 Kinh tế

Công cuộc đổi mới khởi xướng từ năm 1986 đã đưa đến nhiều thắng lợi to lớn và thành tựu đáng kể trong nền kinh tế của Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng, đời sống của người dân Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể. Năm 1995 Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Châu Á (ASEAN). Đó là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và hội nhập vào khu vực và thế giới.

Hiện nay, kinh tế Việt Nam phát triển trên nhiều lĩnh vực, từ xuất khẩu cho đến thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách du lịch quốc tế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và đi dần vào thế ổn định. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2012 đạt 5,25 %, năm 2013 đạt 5,42 %. Trong mức tăng 5,42%

năm 2013 của toàn nền kinh tế; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm. Trong khi đó, khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.

Kinh tế nông nghiệp: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, do đó kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu như: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, xói mòn đất. Tuy nhiên phù hợp với việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo mùa vụ, các cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái. Tính mùa vụ được khai thác tốt và được áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: Chè, cà phê, điều, trái cây, gạo, hải sản đông lạnh…

Kinh tế công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp gồm 29 ngành thuộc 3 nhóm: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt. Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tốt: Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến; Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước...Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp là: Dệt may, giày da, thép, điện tử, dầu thô...

Kinh tế dịch vụ: Trong thời kỳ vận hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, hoạt động dịch vụ chủ yếu chỉ bó hẹp trong khâu phân phối, lưu thông và do Nhà Nước quản lý. Các loại dịch vụ khác hầu như không có hoặc bị cấm. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các ngành dịch vụ. Phân phối, lưu thông chuyển sang kinh doanh là bước đột phá cho sự hình thành hệ thống dịch vụ “đầu vào – đầu ra” phục vụ quá trình sản xuất vật chất. Ngành dịch vụ nước ta gồm 12 phân ngành, trong đó Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Tính đến năm 2013, ngành dịch vụ chiếm 43,31% trong năm 2013 đạt mức tăng trưởng 6,65%.

3.1.5 Chính trị pháp luật

Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền, là thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có tính chất, vai trò, vị trí, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thanh viên đa dạng, phong phú về tổ chức và phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo sự cộng hưởng sức mạnh

trong toàn bộ hệ thống. Chính trị Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Hệ thống chính trị nước ta mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc.

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tập hợp của các ngành luật, trong đó mỗi ngành luật là một hệ thống nhỏ gồm các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật là hệ thống nhỏ gồm hơn gồm các quy phạm pháp luật…Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam được căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để chia thành các ngành luật cơ bản. Luật pháp quốc tế bao gồm hai bộ phận: Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.2.1 Tổng quan về tình hình thương mại của Việt Nam 3.2.1 Tổng quan về tình hình thương mại của Việt Nam

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2014 là hơn 25,47 tỷ USD, giảm 1,6%, tương ứng giảm 411 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 13,27 tỷ USD, tăng 2,8%, tương ứng tăng 356 triệu USD so với tháng 7/2014 và nhập khẩu đạt gần 12,2 tỷ USD, giảm 5,9%, tương ứng giảm 767 triệu USD. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 8 đạt mức thặng dư hơn 1,07 tỷ USD.

Nguồn: Biểu đồ được cung cấp từ trang web của Tổng cục Hải quan

Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa theo tháng từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2014

13,39 11,40 5,44 6,75 4,89 4,02 3,87 3,43 3,45 2,07 15,18 13,61 6,69 6,51 5,34 5,03 4,72 3,94 3,76 2,62 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Điện thoại các loại và LK Hàng dệt, may Giày dép các loại Máy vi tính, SP điện tử và LK Dầu thô Hàng thủy sản Máy móc, t.bị, d.cụ, phụ tùng khác Gỗ và sản phẩm gỗ Phương tiện vận tải và phụ tùng Cà phê tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất tính đến 31/8/2014 so với cùng kỳ năm 2013

Xuất khẩu 8 tháng 2013 Xuất khẩu 8 tháng 2014

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 191,4 tỷ USD, tăng 12,5%, tương ứng tăng 21,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 97,23 tỷ USD, tăng 14,4%, tương ứng tăng gần 12,24 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 94,16 tỷ USD, tăng 10,7%, tương ứng tăng gần 9,07 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2014 đạt mức thặng dư hơn 3,07 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 8/2014 đạt hơn 15,11 tỷ USD, giảm 0,5%, tương ứng giảm 69 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt gần 8,11 tỷ USD, tăng 2%, tương ứng tăng 160 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 7 tỷ USD, giảm 3,2%, tương ứng giảm 203 triệu USD. Tính đến hết tháng 8/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 112,46 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng hơn 12,81 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu là gần 59,64 tỷ USD, tăng 15,7%, tương ứng tăng hơn 8,11 tỷ USD; nhập khẩu là gần 52,83 tỷ USD, tăng 9,8%, tương ứng tăng hơn 4,7 tỷ USD.

Khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2014 đạt gần 10,36 tỷ USD, giảm 3,2%, tương ứng giảm 341 triệu USD so với tháng 7/2014; tính đến hết 8 tháng/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt hơn 78,93 tỷ USD, tăng 12,1% , tương ứng tăng hơn 8,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013.

Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng tăng mạnh, đạt 33,3 nghìn tấn, với trị giá là 219 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 20,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 199 nghìn tấn, tăng 20,2% và trị giá đạt 1,29 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác chính nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam với lượng nhập khẩu trong 8 tháng qua

Một phần của tài liệu thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam (Trang 39)