vụ cho ngành da giày
Mức độ thương mại nội ngành hàng nguyên liệu da thuộc và máy móc phục vụ cho sản xuất trong ngành da giày được nghiên cứu trong giai đoạn 2002 – 2012, được trình bày trong bảng bên dưới.
Bảng 3.7: thương mại nội ngành hàng da thuộc và máy móc của ngành da giày của Việt Nam qua các năm
IIT/năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 da thuộc 0,05 0,05 0,1 0,13 0,18 0,22 0,28 0,31 0,4 0,43 0,51 máy móc 0,02 0,01 0,001 0,02 0,02 0,02 0,02 0,04 0,03 0,01 0,02
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của UN COMTRADE.
Qua bảng 3.3 ta thấy chỉ số thương mại nội ngành của mặt hàng da thuộc tăng nhanh và đều qua các năm. Cụ thể, IIT da thuộc đạt 0.05 năm 2002 và tăng dần lên 0.51 năm 2012. Theo số liệu thu thập được từ UN COMTRADE thì Việt Nam là nước nhập khẩu ròng mặt hàng da thuộc, từ đó suy ra tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu da thuộc tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu, làm cho sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu da thuộc ngày càng được thu hẹp. Nguyên nhân là do Việt Nam thiếu nguyên liệu đầu vào để sản xuất trong ngành da giày, nhất là vào giai đoạn đầu, nhưng trong những năm gần đây hiệp hội da giày và nhà nước Việt Nam đã chú trọng hơn vào ngành công nghiệp phụ trợ (ngành sản xuất nguyên liệu cho các ngành khác), không những hỗ trợ cho việc sản xuất trong nước mà còn tăng sản lượng xuất khẩu da thuộc ra nước ngoài.
Trong khi đó, chỉ số thương mại nội ngành hàng máy móc phục vụ cho sản xuất da giày thì không có nhiều biến động, với mức độ khá thấp dao động xung quanh 0.02. Từ số liệu thu thập được, thì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc hỗ trợ cho sản xuất ngành da giày từ nước ngoài, nguyên nhân là do trình độ công nghệ và ngành kỹ thuật của Việt nam còn nhiều hạn chế, nên các sản phẩm mang tính công nghệ cao thì phải nhập khẩu từ các nước khác.