3.4.1 Cơ hội
a. Lợi ích từ thị trường nước ngoài
Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi nhất trong số các thành viên của TPP. Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP thì lợi thế trước tiên là xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 3,5 – 57,4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da
Nước Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Tỷ lệ (%) Đài Loan 9,456 11,289 11,756 12,975 45,476 29 Trung Quốc 5,594 8,627 10,722 9,093 34,036 33
Hàn Quốc 2,065 1,469 1,756 3,366 8,657 26
Các nước khác 692 1,818 1,307 2,114 5,931 12
giày về mức 0%, từ đó giúp DN ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu. Ðây chính là lợi thế để hàng da giày Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so một số nước như Trung Quốc, Ấn Ðộ... những nước xuất khẩu da, giày, túi xách hàng đầu thế giới nhưng không phải là thành viên của TPP. Theo đó, các hãng giày, túi xách lớn của Mỹ và châu Âu sẽ di dời gia công, sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm hưởng lợi thế TPP. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai.
Ngoài ra, Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, cũng như nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.
b. Lợi ích khai thác được từ thị trường nội địa
Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này;
Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP: Đó là một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa.
Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất đáng kể.
Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công: Mặc dù mức độ mở cửa đối với thị trường mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ được áp dụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có được từ điều này sẽ là triển vọng minh bạch hóa thị
trường quan trọng này – TPP vì thế có thể là một động lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm công và hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay;
Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường: Mặc dù về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt Nam (đặc biệt là chi phí tổ chức thực hiện của Nhà nước và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp) nhưng xét một cách kỹ lưỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi trường) sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu tư từ các nước đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa.
3.4.2 Thách thức
a. Xuất xứ hàng hóa
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ "nội khối". Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%.
Thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do khác, chúng ta chỉ phải đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa. Chẳng hạn, để sản xuất được mũ giày thì chúng ta được phép nhập khẩu tất cả các nguyên phụ liệu mà không trùng với mã HS của mũ giày đó, từ bên ngoài khu vực mậu dịch tự do. Hơn 50% doanh nghiệp Việt Nam hiện đã đáp ứng được nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong hiệp định TPP này lại có thêm quy định về hàm lượng giá trị khu vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. DN chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công.
Hiện nay, nguyên, phụ liệu của ngành mới đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50 đến 55%, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Ðối với một số dòng sản phẩm giày, dép ở mức trung bình như giày vải thì tỷ lệ nội địa hóa đã đạt được hơn 75%, tuy nhiên, để thâm nhập vào các thị trường thành viên TPP, trong đó có Mỹ, Nhật Bản thì các DN không thể chỉ sản xuất đến dòng sản phẩm trung bình, mà phải quan tâm hướng đến các dòng sản phẩm cao cấp hơn. Tuy nhiên, một số dòng giày cao cấp chúng ta vẫn phải nhập nhiều vật tư, đặc biệt là da.
Hạn chế trong phương thức sản xuất vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự thông hiểu luật pháp và tận dụng lợi thế trong TPP của các doanh nghiệp cũng còn rất hạn chế trong khi lại phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, giao hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài.
Hàng Việt Nam cũng có khả năng phải đối mặt với kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Đặc biệt là Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi vì Mỹ và một số thành viên vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO....
Mở cửa thị trường toàn diện (cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan, trừ một số ít mặt hàng nhạy cảm xử lý qua kênh song phương), đàm phán dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ theo nguyên tắc chọn bỏ, mở cửa thị trường mua sắm công, dịch vụ tài chính…) mà chúng ta vẫn chưa có một sự chuẩn bị sẵn nội lực về mọi mặt từ việc nâng cao năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông, logistics, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước… thì tham gia TPP chúng ta có thể thua ngay trên sân nhà, chứ chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, các quy định kỹ thuật của nội khối như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
3.4.3 Giải pháp để áp dụng TPP được hiệu quả
a. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ da giày là giải pháp căn bản hiện nay, để giải quyết vấn đề xuất xứ. Hầu hết nguyên phụ liệu dùng để sản xuất da giày, chúng ta phải nhập khẩu từ nước ngoài, khoảng 60 – 70% là nhập khẩu từ Trung Quốc, các nước không thuộc nội khối TPP. Vì vậy để thỏa mãn được yêu cầu xuất xứ hàng hóa của TPP thì nhất thiết chúng ta phải nhập khẩu hàng hóa trong nội khối TPP, nhưng tốt nhất và lâu dài thì chúng ta nên tự cung ứng cho mình hay đầu tư cho ngành da giày theo chiều dọc, nghĩa là đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ da giày.
Ngành da giày - túi xách cũng đang nỗ lực để có thể hình thành hai khu công nghiệp thuộc da ở hai đầu đất nước và các cụm công nghiệp nhỏ tại các khu vực trọng điểm nhằm chủ động về nguồn nguyên phụ liệu và giúp nâng
cao chất lượng sản phẩm da giày, túi xách với mục tiêu nâng tỉ lệ nội địa hóa vật tư chiến lược như da thuộc, da tổng hợp, đế giày vượt mức tỉ lệ nội địa hóa 50% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025.
b. Thay đổi phương thức sản xuất
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức kinh doanh chuyển từ gia công sang FOB (mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán thành phẩm), đồng thời chuẩn hóa và minh bạch các hoạt động kinh doanh. Ðặc biệt, các doanh nghiệp cần phải thông hiểu các nội dung và giải pháp để tận dụng tối đa lợi thế từ TPP, đặc biệt là các quy tắc và cách tính xuất xứ. Khi quy mô sản xuất tăng, sự phân bố các khu vực nhà máy sản xuất cũng tăng, đòi hỏi hệ thống hạ tầng nối các khu trung tâm thiết kế với khu vực sản xuất, trung tâm ICD (cảng nội địa), và cảng biển phải hoàn thiện. Những chính sách trong kêu gọi đầu tư vào da giày, túi xách với cả đối tác trong nước và nước ngoài đều phải quan tâm đến trình độ công nghệ, môi trường cho dự án đầu tư, bảo đảm dự án đầu tư mới phải sử dụng công nghệ tốt, bền vững, lâu dài, tránh tình trạng dịch chuyển công nghệ cũ, lạc hậu về Việt Nam.
c. Nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại
Các DN trong ngành cần cải tiến mạnh hệ thống quản trị doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ quản lí hiện đại như hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), sản xuất tinh gọn, quy trình cải thiện triệt để khả năng sinh ra lợi nhuận (6 Sigma)… giúp nâng cao hiệu suất lao động, đáp ứng nhanh và quản trị DN hiệu quả với chi phí thấp.
Đặc biệt, nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành, công tác đào tạo và phát triển nguuồn nhân lực cũng sẽ được chú trọng thông qua việc xây dựng các chương trình đào tạo thiết thực tập trung vào các vị trí quan trọng như phát triển sản phẩm, công nghệ, điều hành chuỗi cung ứng, điều hành sản xuất và thành lập một trung tâm đào tạo tại phía Nam dựa trên mô hình đào tạo của một số DN lớn trong ngành như Teakwang, Pouchen, TBS group. Đồng thời, xây dựng hình ảnh ngành da giày - túi xách Việt Nam thân thiện với môi trường đáp ứng các yêu cầu về lao động phù hợp với tinh thần của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã kí kết….
d. Bảo hộ sản xuất trong nước
Để bảo hộ sản xuất trong nước, Việt Nam cần sớm xây dựng một bộ tiêu chuẩn mới phù hợp để làm hàng rào kỹ thuật ngăn cản bớt dòng chảy ồ ạt của hàng ngoại nhập trong những năm tới, đảm bảo nguyên tắc công bằng, không
phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định trong nước cũng như trên thế giới.
3.5 THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DA GIÀY CỦA VIỆT NAM CỦA VIỆT NAM
Trong ngành da giày Việt nam được chia ra nhiều phân ngành nhỏ, bao gồm: giày dép, vali – túi – xách, nguyên liệu da thuộc, máy móc phục vụ cho sản xuất da giày và nguyên phụ liệu. Trong mỗi phân ngành lại gồm nhiều mặt hàng riêng lẻ, chính vì thế trong bài này tôi sẽ phân tích chỉ số thương mại nội ngành cho từng phân ngành trước, sau đó sẽ tổng hợp lại và đưa ra chỉ số thương mại ngành da giày của Việt Nam. Nhưng do số liệu về xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành da giày của Việt Nam bị hạn chế, nên tôi chỉ phân tích chỉ số thương mại nội ngành của các phân nhóm còn lại và đưa ra chỉ số thương mại nội ngành tương đối cho ngành da giày Việt Nam.
3.5.1 Chỉ số thương mại nội ngành hàng giày dép
Mức độ thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam và thế giới được đưa vào nghiên cứu trong giai đoạn 2002 – 2012 được trình bày qua bảng 3.5. Bảng 3.5: Thương mại nội ngành hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012
IIT
Năm 6401 6402 6403 6404 6405 6406 TIIT HIIT VIIT 2002 0,012 0,004 0,001 0,0005 0,004 0,24 0,036 0,0003 0,036 2003 0,001 0,001 0,001 0,002 0,003 0,25 0,032 0,0002 0,032 2004 0,004 0,001 0,002 0,001 0,005 0,22 0,024 0,023 0,0017 2005 0,006 0,002 0,003 0,002 0,008 0,25 0,026 0,024 0,003 2006 0,007 0,002 0,003 0,002 0,012 0,41 0,033 0,0007 0,033 2007 0,214 0,002 0,003 0,005 0,031 0,57 0,041 0 0,041 2008 0,463 0,003 0,006 0,006 0,052 0,62 0,046 0 0,046 2009 0,478 0,005 0,01 0,007 0,062 0,59 0,046 0,037 0,009 2010 0,267 0,005 0,01 0,006 0,085 0,57 0,047 0,039 0,009 2011 0,196 0,003 0,01 0,01 0,066 0,76 0,057 0,048 0,009 2012 0,144 0,005 0,011 0,007 0,124 0,96 0,074 0,064 0,01
Qua bảng 3.1 cho thấy rằng chỉ số thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam rất thấp, nhưng có xu hướng ngày càng phát triển qua thời gian. Qua số liệu thu thập được thì Việt Nam là nước có thế mạnh về xuất khẩu giày dép, do giá trị xuất khẩu quá lớn so với trị giá nhập khẩu nên làm cho chỉ số thương mại nội ngành rất thấp.
Thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2002 – 2012, cụ thể IIT đạt 0.036 năm 2002 và tăng lên 0.074 vào năm 2012. Mặt hàng có mã HS 6406 (bộ phận giày dép, miếng lót của giày, dép có thế tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự,…) có chỉ số thương mại nội ngành cao nhất trong các mặt hàng của giày dép, dao động từ 0.24 năm 2002 lên 0.96 năm 2012, gần như là thương mại nội ngành hoàn hảo. Bên cạnh đó mặt hàng 6402 (các loại giày dép khác có đế ngoài và mũ cao su hoặc plastic. Giày, dép thể thao.) có chỉ số thương mại nội ngành thấp nhất đạt 0.004 năm 2002 và 0.005 năm 2012, gần như là thương mại một chiều.
Từ năm 2002 đến 2008, thương mại nội ngành giày dép chủ yếu là thương mại nội ngành theo chiều dọc, bởi vì trong giai đoạn đó thì trình độ sản xuất giày dép của Việt Nam còn khá thấp và công nghệ thì lạc hậu nên chất lượng sản phẩm làm ra thấp hơn các nước khác, do vậy Việt Nam chủ yếu xuất sản phẩm chất lượng thấp và nhập về các sản phẩm có chất lượng cao, hơn nữa Việt Nam chỉ tập trung gia công cho các nước khác, nhập nguyên liệu, máy móc về sản xuất sau đó xuất khẩu ngược lại, kết quả là thương mại nội ngành theo chiều dọc chiếm đa phần. Nhưng kể từ năm 2009 đến nay thì thương mại nội ngành theo chiều ngang lại chiếm tỷ lệ cao hơn, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản phẩm giày dép của Việt Nam được nâng lên ngang bằng với các nước khác, nên tính khác biệt hóa theo chiều ngang được chú trọng hơn để tạo nên tính cạnh tranh.
3.5.2 Chỉ số thương mại nội ngành hàng vali – túi – xách
Mức độ thương mại nội ngành hàng vali – túi – xách của Việt Nam trong