Các giá trị thống kê mô tả trong mô hình các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam, được trình bày trong bảng 3.10. Bảng 3.10: Các giá trị thống kê mô tả trong mô hình
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của UN COMTRADE.
Obs là số quan sát, gồm có 55 số quan sát; Mean là giá trị trung bình; Std. Dev. là độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn dùng để đo mức độ phân tán; Min là giá trị nhỏ nhất của biến và Max là giá trị lớn nhất của biến.
Các biến được đưa vào mô hình gồm có: biến country là biến đất nước, gồm 5 nước: 1 là Trung Quốc, 2 là Ý, 3 là Mỹ, 4 là Thái Lan và 5 là Đức. Biến year là biến năm, từ 2002 đến 2012. Biến IIT là biến phụ thuộc, thể hiện chỉ số thương mại nội ngành giày dép giữa Việt Nam và 5 nước đối tác lớn trong giai đoạn 2002 – 2012. Mean của IIT có giá trị là 0,308, cho thấy thương mại nội ngành giày dép giữa Việt Nam và các nước đối tác trong giai đoạn 2002 –
Biến Obs Mean Std. Dev. Min Max
Country 55 3 1,427 1 5
year 55 2007 3,191 2002 2012
IIT 55 0,308 0,367 0,002 0,993
DPCI 55 0,586 0,309 0,126 0,909
2012 đang ở mức trung bình. Nhưng khi IIT được đưa vào mô hình ước lượng thì sẽ chuyển thành dạng logarit (trong đó IIT là chỉ số thương mại nội ngành giày dép, i là Việt Nam, j là nước đối tác chính gồm 5 nước kể ở trên, t là năm được trình bày ở trên), bởi vì IIT là một chỉ số dao động trong khoảng từ 0 đến 1, trong khi OLS có thể ước lượng giá trị ngoài khoảng 0 và 1.
Hai biến độc lập được đưa vào mô hình gồm có: thứ nhất là biến DPCI là biến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia. Mean của DPCI đạt 0,586, có nghĩa là sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các nước đối tác ở mức tương đối; DPCI càng tiến về 1 thì sự bất bình đẳng càng tăng. Thứ hai là biến DIST là biến khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia, được tính bằng đường chim bay từ thủ đô Hà Nội đến thủ đô của nước đối tác, đơn vị tính là Km.