Kết quả của mô hình các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam, được trình bày trong bảng 3.12 bên dưới.
Từ kết quả trong mô hình, ta có thể nhận thấy rằng mô hình phù hợp với số liệu được thu thập, minh chứng qua chỉ số R2
có 79,74% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình là biến sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia và biến khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia; còn lại 20.26% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các yếu tố khác không có trong mô hình.
Bảng 3.12: Kết quả của mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effects)
Biến độc lập Hệ số z-test Hệ số chặn 2,69 3,11 0,002 DPCI -8,72 -5,77 0,000 DIST 0.0003 2,01 0,044 Số quan sát: 55 Mức ý nghĩa 0,05 R2: Within: 0,0338 Between: 0,9604 Overall: 0,7974
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Biến sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia (DPCI) có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại nội ngành. Hệ số của biến này mang dấu âm (-8,72) và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia càng nhỏ thì thương mại nội ngành càng lớn hay có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thiết được trình bày.
Cuối cùng là biến khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia (DIST),
biến này có tác động rất thấp đến thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam. Hệ số mang giá trị dương, nhưng rất thấp (0,0003) và có ý nghĩa thống kê. Hệ số dương nói lên rằng thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam sẽ càng lớn khi thương mại với các quốc gia càng xa về mặt địa lý. Điều này thì trái ngược với lý thuyết đã được trình bày. Nguyên nhân có thể là do: Việt Nam và đa số các nước láng giềng trong khu vực là nước đang phát triển và chất lượng về giày dép gần như tương tự nhau. Hơn nữa, sản phẩm giày dép Việt Nam chủ yếu tập trung vào khác biệt hóa theo chiều dọc, nghĩa là nhập nguyên liệu về để gia công và xuất khẩu, cũng như sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ và nhập về các sản phẩm chất lượng cao, giá cao. Chính vì vậy, Việt Nam thương trao đổi buôn bán giày dép với các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ nhiều hơn là các nước láng giềng ở Châu Á.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM
Qua việc phân tích mô hình các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam, thì kết quả cho thấy biến khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia (DIST) có tác động tích cực đến thương mại nội ngành, nhưng lại không có ảnh hưởng lớn đến thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam. Trong khi đó, biến sự khác nhau về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia (DPCI) thì có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam.
Trong đó, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia thì không thể hoặc rất khó thay đổi. Vì vậy, để tăng cường thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam, thì chúng ta cần phải giảm sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia. Nhưng đây là vấn đề kinh tế vĩ mô, mang tầm chiến lược của một quốc gia, vì vậy rất khó để có thể đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả. Chính vì lý do đó, trong đề tài này tác giả chỉ đề ra giải pháp làm sao để tăng xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam?, việc tăng xuất khẩu có thể làm giúp phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người dân, làm cho mức thu nhập giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu giày dép được thu hẹp dần, hệ quả là giúp tăng cường thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam.
Vậy làm sao để tăng xuất khẩu cho giày dép Việt Nam? Điều cốt lõi hàng đầu là cần phải nâng cao năng lực nội tại của ngành. Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách: