Thiệt hại về tinh thần

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.2. Thiệt hại về tinh thần

Thiệt hại về tinh thần là khoản thiệt hại phi vật chất, không mang tính chất kinh tế, tài sản cho nên rất khó xác định được thiệt hại. Do đó, về nguyên tắc không thể dùng hình thức bồi thường thiệt hại mà có thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại về tinh thần. Muốn hạn chế, khắc phục thiệt hại về tinh thần phải dùng nhiều biện pháp như chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Tuy nhiên, biện pháp buộc người gây thiệt hại về tinh thần phải bồi thường một số tiền nhất định có tác dụng an ủi, động viên, làm dịu đi nỗi đau của họ, góp phần làm giảm bớt những thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu.

Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I của Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì: “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.

Những dạng tổn thất về tinh thần17:

 Đau đớn về thể xác là một dạng của thiệt hại về tinh thần, vì những cảm giác đau đớn mà nạn nhân phải gánh chịu không nằm trong khái niệm thiệt hại vật chất và trước đây chưa được xem xét buộc người gây thiệt hại bồi thường. Nay Bộ luật Dân sự 2005 có quy định bồi thường thiêt hại tinh thần thì phải coi những cảm giác đau đớn về thể xác là thiệt hại về tinh thần.

 Đau đớn về thể xác có thể xảy ra khi: nạn nhân bị thủ phạm dùng bạo lực tấn công (hiếp dâm, hành hạ, ngược đãi, làm nhục); cảm giác đau đớn khi phải chịu các ca phẩu thuật; những cơn đau do bệnh tật xảy ra (thủ phạm hiếp dâm, cưỡng dâm có thể truyền bệnh nguy hiểm cho nạn nhân).

17

 Sự đau đớn về tinh thần là: cảm giác ê chề, nhục nhã, uất ức, bực bội hoặc sự vò xé nội tâm.... ở trạng thái ức chế cao có thể gây nên những bất ổn về tâm thần sau này, như có thể gây nên các cơn mê sảng, hoảng hốt trong khi ngủ, nặng có thể trở thành bệnh lý.

 Mất tự do: có thể do bị tạm giam, tù oan, bị người khác chê cười, khinh bỉ nên không dám ra đường.

 Thiệt hại do mất khả năng vui chơi, giải trí: từ các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây nên những tổn thương các bộ phân cơ thể làm mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường của con người hoặc gây nên bệnh tật dẫn đến mất khả năng sinh đẻ hoặc những khó chịu trong đời sống tình dục, sức khỏe suy giảm.... làm cho họ lo lắng, buồn chán, phiền muộn, suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống, gây ra các khoảng trống trong cuộc đời. Nếu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín kéo dài, có thể dẫn đến ức chế cao tạo ra sự khủng hoảng, suy sụp về tâm lý, tình cảm của người bị hại và có thể đưa đến trạng thái bệnh lý tâm thần. Làm mất đi hoặc giảm đi niềm vui, niềm lạc quan và các hoạt động giải trí cũng là một loại thiệt hại về tinh thần.

 Các thiệt hại về thẩm mỹ, mất khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp: Có thể xuất phát từ các hành vi làm nhục, hành hạ người khác.... gây nên các biến dạng về mặt mũi hay các tổn hại, thiếu hụt chức năng. Các hành vi này đương nhiên gây ra các thiệt hại vật chất như số tiền bỏ ra để chữa trị, đồng thời nó còn để lại những di chứng về tinh thần. Những hậu quả về thẩm mỹ là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ chưa xây dựng gia đình hoặc còn vị thành niên hay đối với một số người làm nghề đòi hỏi phải giao tiếp nhiều, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (diễn viên xiếc, múa, ca sĩ, người mẫu), có thể gây nên đảo lộn nghề nghiệp, đảo lộn điều kiện sống. Những mất mát về nhan sắc, về hạnh phúc làm vợ, làm mẹ, về khả năng vui chơi giải trí là một mất mát về tinh thần tồn tại dai dẳng và kéo dài cả cuộc đời. Vì vậy các thiệt hại này cần được xem xét một cách độc lập với thiệt hại vật chất.

Các tiêu chí chung đánh giá mức độ thiệt hại về tinh thần18.

 Xét đến tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự xâm hại: Tính chất, loại quan hệ bị xâm phạm; có một mối quan hệ bị xâm phạm hay nhiều mối quan hệ bị xâm phạm; hành vi xâm phạm đã hoàn thành trọn vẹn hay mới diễn ra nữa chừng.; mức độ đau đớn về thể xác (khi đang bị xâm phạm và quá trình điều trị, nếu

18

đau đớn thể xác nhiều, kéo dài khác với trường hợp chịu đau đớn ít hoặc không đáng kể; cường độ xâm phạm có mãnh liệt không.

 Thời gian và địa điểm xâm phạm: Thời gian xâm phạm dài hay ngắn (như hành vi phao tin đồn xúc phạm kéo dài bao lâu); địa điểm bao gồm nơi diễn ra hành vi và mức độ lan truyền thông tin trong cộng đồng. Nếu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín kéo dài, mức độ rất mãnh liệt thì ảnh hưởng tâm lý đối với nạn nhân sẽ nặng nề hơn.

 Lứa tuổi, giới tính của người bị xâm phạm: hành vi làm nhục, vu khống, hiếm dâm, ngược đãi đối với người còn ít tuổi ảnh hưởng về tâm sinh lý sẽ khác với người lớn tuổi. Những tổn thương thẩm mỹ của phụ nữ, của người trẻ tuổi sẽ gây đau đớn tinh thần nhiều hơn nam giới hay người già. Vì nó không chỉ ảnh hưởng một phần của cuộc sống hay chỉ một thời gian hiện tại rồi thôi, mà nó còn gây tổn thương tâm lý, sinh lý kéo dài đối với họ.

 Hậu quả: Là sự gánh chịu của mỗi cá nhân khi thể xác và tinh thần bị xâm phạm, tức là sự tổn hại về tâm lý và thân thể có lâu dài và nghiêm trọng hay không? Có để lại bệnh tật cho nạn nhân không? ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nhiều hay ít? ảnh hưởng đến công viêc hay không?

Ví dụ: Vu khống dẫn đến làm cho người khác bị bắt giam, khiến thể xác bị suy nhược, tâm lý trở nên hoang mang đến hoảng loạn. Hậu quả là bị bệnh tâm thần, không thể tiếp tục cuộc sống bình thường, mất công việc. Trong trường hợp này, kẻ xâm phạm đã gây ra một hậu quả nghiêm trọng.

Tóm lại, Bộ luật Dân sự không đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ thiệt hại về tinh thần mà dành quyền cho Thẩm phán xét xử đánh giá. Vì vậy, Thẩm phán được giao quyền xét xử phải xem xét các yếu tố một cách cụ thể, toàn diện và biện chứng, đặt chúng trong mối quan hệ tổng hợp để đưa ra phán quyết sát với từng vụ án.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm hại được quy định tại khoản 2 Điều 611 BLDS 2005 chỉ áp dụng cho cá nhân. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng báo nói hay đăng trên báo viết hay báo hình), hành vi xúc phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm, hoặc căn cứ vào địa vị xã hội, mức độ thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại mà các bên thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thiệt hại hoặc Tòa án căn cứ vào đó mà quyết định cho phù hợp.

Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về

tinh thần, nhưng tối đa không qúa 10 (mười) tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường19.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 41 - 44)