Một số kiến nghị về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 60 - 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số kiến nghị về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm

bị xâm phạm.

Cần nên rà soát lại toàn bộ các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm nói riêng. Sửa đổi nếu lỗi thời, bổ sung và ban hành các quy định mới nếu thiếu, nhằm đảm bảo tính thống nhất cho các quy định mang nguyên tắc trong pháp luật dân sự cũng như trong các lĩnh vực khác. Theo người viết thì nhiệm vụ này nên giao cho cơ quan tư pháp (trọng tâm là cơ quan Tòa án), vì các cơ quan tư pháp là cơ quan thực thi, áp dụng pháp luật nhiều nhất trong thực tiễn, đụng chạm nhiều vấn đề liên quan đến đời sống xã hội, đồng thời cũng là các cơ quan thường ban hành các thông tư hướng dẫn áp dụng luật và giải thích luật. Các cuộc cải cách pháp luật phải xuất phát từ những nhu cầu thực tế của công dân, tránh quan niệm là chỉ có chính quyền mới biết làm gì có lợi cho xã hội tránh xu hướng cải cách dội từ trên xuống. Cần nghiên cứu thực tiễn hoạt động xét xử của các Tòa án về bồi thường thiệt hại và

cần tham khảo thêm pháp luật của một số nước về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như: Anh, Pháp, Mỹ…

Để nhân dân hiểu được phạm vi quyền lợi của mình được pháp luật dân sự bảo vệ cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn xã hội một cách đồng bộ, nhịp nhàng, hợp lý trên các phương tiện thông tin (Báo, đài, Inernet), tránh tình trạng phổ biến máy móc, cứng nhắc, thô sơ…. Đối với những vấn đề mới được Bộ luật Dân sự quy định cần hướng dẫn cho các Tòa án khi điều tra xét xử không nên thụ động chờ đương sự đề xuất cụ thể cái gì thì mới xét cái đó mà chủ động hỏi đương sự xem có các thiệt hại gì và hỏi cụ thể vào các khoản pháp luật cho phép bồi thường, đương sự có yêu cầu hay không, nhất là vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần nhiều người chưa biết thì chú ý giải thích về quyền yêu cầu đó cho họ. Nếu đương sự có yêu cầu là phải xem xét.

Đối với những người đại diện Nhà nước thực thi pháp luật thì cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật bằng cách tổ chức những lớp tập huấn chuyên môn, lớp học chuyên sâu về pháp lý, những lớp tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghiệp vụ cho các Thẩm phán, thư ký Tòa án. Để từ đó họ nhận thấy được vai trò, nhiệm vụ của mình đối với xã hội, lúc nào cũng thể hiện danh hiệu cao quý chứng tỏ sự vô tư công bằng, chỉ phục vụ pháp luật. Tạo nên lòng tin và sự tôn trọng trong người dân.

Đối với khái niệm thiệt hại về tinh thần thì theo người viết tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm… những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người và thiệt hại về tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Ví dụ: đau đớn do người thân bị mất, băn khoăn lo lắng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, mặc cảm do bị tàn phế, bị bôi nhọ, làm nhục… Thậm chí chỉ một xâm phạm nhỏ như gán cho một tên gọi rất xấu hoặc cưỡng ép kết hôn hay “ quấy nhiễu” sau khi ly hôn cũng làm cho người ta rất khổ tâm. Đây chính là những đau đớn, dằn vặt của nội tâm mà người ta phải chịu. Sự đau khổ này biểu hiện cũng không giống nhau, những thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm về sức khỏe, tính mạng cũng khác với thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Vì vậy, để tránh tùy tiện khi xét xử thì ngoài những thiệt hại thực tế tính ra được thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ nên bồi thường có tính chất tượng trưng. Người bị thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau khi được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính công khai thì tinh thần trong các trường hợp thông thường có thể coi là đã được

khôi phục. Làm việc đó chính là đề cao giá trị của con người, khôi phục con người trở thành vị trí cao của nó.

Ví dụ: Vì bị xúc phạm danh dự, nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc đã quyết định khởi kiện và đồi bồi thường danh dự chỉ 1.000 đồng (một ngàn đồng) và xin lỗi trước báo chí và hội viên25.

Các cơ quan liên ngành cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn mang tính định hướng chung cho việc xác định và ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất – tinh thần. Đối với thiệt hại về tinh thần, tuy khó có thể đưa ra các chỉ dẫn cụ thể, song có thể đưa ra các tiêu chí chung để nhận thức, đánh giá về mức độ thiệt hại về tinh thần, từ đó làm cơ sở cho các quyết định bồi thường. Nếu có thể thì đưa ra một barem xác định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần để việc áp dụng dễ thống nhất hơn. Theo người viết thì các tiêu chí đó là:

Xét đến tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự xâm hại: Tính chất, loại quan hệ bị xâm phạm; có một mối quan hệ bị xâm phạm hay nhiều mối quan hệ bị xâm phạm; hành vi xâm phạm đã hoàn thành trọn vẹn hay mới diễn ra nữa chừng; mức độ đau đớn về thể xác (khi đang bị xâm phạm và quá trình điều trị, nếu đau đớn thể xác nhiều, kéo dài khác với trường hợp chịu đau đớn ít hoặc không đáng kể; cường độ xâm phạm có mãnh liệt không.

Thời gian và địa điểm xâm phạm: Thời gian xâm phạm dài hay ngắn (như hành vi phao tin đồn xúc phạm kéo dài bao lâu); địa điểm bao gồm nơi diễn ra hành vi và mức độ lan truyền thông tin trong cộng đồng. Nếu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín kéo dài, mức độ rất mãnh liệt thì ảnh hưởng tâm lý đối với nạn nhân sẽ nặng nề hơn.

Lứa tuổi, giới tính của người bị xâm phạm: hành vi làm nhục, vu khống, hiếm dâm, ngược đãi đối với người còn ít tuổi ảnh hưởng về tâm sinh lý sẽ khác với người lớn tuổi. Những tổn thương thẩm mỹ của phụ nữ, của người trẻ tuổi sẽ gây đau đớn tinh thần nhiều hơn nam giới hay người già. Vì nó không chỉ ảnh hưởng một phần của cuộc sống hay chỉ một thời gian hiện tại rồi thôi, mà nó còn gây tổn thương tâm lý, sinh lý kéo dài đối với họ.

Hậu quả: Là sự gánh chịu của mỗi cá nhân khi thể xác và tinh thần bị xâm phạm, tức là sự tổn hại về tâm lý và thân thể có lâu dài và nghiêm trọng hay không? Có để lại bệnh tật cho nạn nhân không? Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nhiều hay ít? Ảnh hưởng đến công viêc hay không?

25

Từ khi được ghi nhận vào các văn bản pháp lý đến nay, vẫn chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Chính vì thế việc quy định thế nào danh dự, nhân phẩm, uy tín là rất cần thiết. Người viết cho rằng, cần bổ sung vào nghị quyết số 03/2006/HĐTP của Tòa án nhân dân các khái niệm này như sau:

Danh dự : Đối với cá nhân là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích người đó có được.

Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm đối của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.

Danh dự là yếu tố luôn gắn liền với một chủ thể nhất định, là một trong các yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò của chủ thể đó trong xã hội. Khi một ai đó có hành vi vu khống xúc phạm đến danh dự của một cá nhân, thì người bị xúc phạm có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ mình. Bộ luật Dân sự bảo vệ danh dự của các chủ thể bằng các biện pháp thích hợp, phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam để khôi phục danh dự cho người đó như: “ Buộc xin lỗi, cải chính công khai trên báo đài và truyền hình”26. Do đó, mỗi cá nhân đều có quyền yêu cầu người khác tôn trọng danh dự của mình. Danh dự của một tổ chức là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.

Nhân phẩm: nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. Nhân phẩm có từ khi con người mới sinh ra. Không giống như danh dự, nhân phẩm chỉ là một khái niệm đối với cá nhân.

Uy tín: Chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá

nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục, tôn kính và tự nguyện nghe theo. Quyền được tôn trọng uy tín có vẻ gần giống quyền tác giả vì nó có cơ cấu kép bao gồm: Một mặt là quyền nhân thân, có nghĩa là quyền gợi nhớ ; mặt khác là quyền tài sản, có nghĩa tác giả có quyền khai thác giá trị thương mại của tác phẩm chứa đựng nhân cách, uy tín của họ.

Pháp luật dân sự đã đề cập nhiều đến chủ thể là pháp nhân. Tuy nhiên, về phần bồi thường thiệt hại chưa quy định việc bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bởi pháp nhân. Như vậy, cần thiết phải đưa vào các văn bản pháp luật quy định về chủ thể gây thiệt hại là pháp nhân. Có như vậy việc áp

26

Nguyễn Thùy Dương – Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của Bộ luật Dân sự, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh , năm 1997.

dụng pháp luật đối với các chủ thể tố tụng mới được dễ dàng hơn, đồng thời cũng tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể bị xâm phạm trong quá trình đòi lại công bằng khi bị các pháp nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Thực trạng cho thấy rằng việc áp dụng các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 605 BLDS 2005 gặp nhiều khó khăn khi áp dụng cho trường hợp bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Vấn đề ngày, người viết xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ.

Việc xác định thiệt hại về tinh thần là rất khó khăn chính vì vậy đối với trường hợp người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thì người viết cho rằng không nên áp dụng quy định này đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Do đó, về nguyên tắc không thể dùng hình thức bồi thường toàn bộ để áp dụng đối với bồi thường thiệt hại về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Muốn hạn chế, khắc phục thiệt hại về tinh thần chúng ta nên áp dụng các biện pháp như: chấm dứt hành vi vi phạm; xin lỗi; cải chính công khai và buộc người vi phạm phải bồi thường một số tiền tượng trưng nhất định để an ủi, động viên, làm dịu đi nỗi đau của họ, góp phần làm giảm bớt những thiệt hại về tinh thần mà họ phải gánh chịu. Nhưng nếu vẫn áp dụng thì cần nên đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định mức thiệt hại.

Thứ hai, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lõi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Khuynh hướng của BLDS Việt Nam là bảo vệ tối đa quyền lợi của người bị thiệt hại, nhưng rất khó thực hiện được hoàn hảo bởi đặt trên vai người gây thiệt hại một gánh nặng quá mức so với khả năng thực tế về kinh tế. Do đó, người viết cho rằng thiết lập một cơ chế theo đó Nhà nước sẽ can thiệp để bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường hơn là giảm mức bồi thường. Hoặc để tăng tính khả thi của pháp luật đề nghị sửa lại khoản 2 Điều 605 như sau: “Người gây thiệt hại cho nhà nước có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.

Ngoài ra, do trong Bộ luật Dân sự chỉ xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà không coi đây là một trường hợp riêng biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người viết đề nghị cần đưa trường hợp này vào mục 3 của Chương XXI phần ba của Bộ luật Dân sự, trong đó phải có điều

luật quy định rõ thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín và những hành vi nào bị coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường.

KẾT LUẬN

Nhìn chung lại tất cả các vấn đề đã phân tích, ta nhận thấy một điều là trong xã hội hiện nay nhân quyền đang được xã hội ngày càng tôn trọng. Khi mà dân trí ngày càng được nâng cao, con người hiểu rỏ được giá trị của bản thân, tôn trọng quyền của người khác và tôn trọng quyền của mình. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là bộ phận của quyền nhân thân, nó luôn tồn tại cùng với cá nhân từ khi cá nhân đó sinh ra cho đến khi cá nhân đó chết đi, nó không chỉ tồn tại một cách đơn thuần mà nó còn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người là một phần rất quan trọng để hình thành nên nhân cách của con người, nó là yếu tố quan trọng để xã hội đánh giá và nhìn nhận một con người. Đôi lúc chỉ một lời xúc phạm, hành vi cố ý miệt thị cũng gây tổn thương đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị xâm phạm gây ra những đau đớn trong tâm lý, gây xáo trộn trong cuộc sống của người bị xâm phạm từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Đã từ rất lâu vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được pháp luật quy định, trải qua các thời kỳ lịch sử, cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề bồi thường thiệt hại đã được pháp luật quan tâm, điều chỉnh nhưng chỉ dừng lại ở bồi thường thiệt hại về vật chất (Thông tư số 173/UBTP ngày 24/02/1972), chưa có quy định nào của pháp luật buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản tiền thiệt hại về tinh thần, do còn quan niệm cho rằng tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì không thể tính ra thành tiền được và tinh thần được coi là phạm trù phi vật chất. Đến khi BLDS 1995 ra đời vấn đề về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mới được ghi nhân cụ thể trong hệ thống pháp luật của Việt Nam (đó là chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần) và được hướng dẫn cụ thể hơn trong Nghị quyết số 01/2004/NQ- HĐTP. Trước đó, vấn đề này không được đưa ra giải quyết tại Tòa án mặc dù Hiến pháp 1980 đã có ghi nhận về quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm, uy tín. Sau

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)