Cách tính thời hiệu

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 48 - 60)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.2. Cách tính thời hiệu

Đơn vị tính thời hiệu là ngày, tháng hoặc năm, nhưng thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hiệu được xác định dựa theo cách xác định ngày tròn. Theo Điều 156 BLDS 2005, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu, nếu ngày cuối cùng của thời hiệu là ngày cuối tuần hoặc ngày lễ, thì thời điểm kết thúc thời hiệu được tính đến cuối ngày kế tiếp của ngày cuối tuần hoặc của ngày lễ đó.

Thời điểm bắt đầu thời hiệu. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà hết thời hạn đó thì quyền khởi kiện không còn. Do đó, thời điểm bắt đầu thời hiệu phải là thời điểm quyền khởi kiện phát sinh. Thời điểm phát sinh quyền khởi kiện không nhất thiết là thời điểm phát sinh quyền yêu cầu. Một cách tổng quát, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện là thời điểm đến hạn thực hiện quyền yêu cầu, đồng thời cũng là thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thì thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác20.

20

TS Nguyễn Ngọc Điện, giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 2003 (tập 1 – quyển 2), Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ – trang 111.

Theo Điều 607 BLDS 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP như sau:

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại phát sinh kể từ ngày 01/01/2005 (ngày Bộ luật tố tụng Dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.

Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01/01/2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01/01/2005.

Quy định trên chỉ cho phép người bị thiệt hại kiện yêu cầu bồi thường trong thời hạn là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Nếu hết thời gian này mà người bị thiệt hại không khởi kiện thì sẽ không còn quyền khởi kiện được nữa vì thời hiệu khởi kiện đã hết.

Thông thường thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính liên tục. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 161 BLDS thì thời gian sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau :

Sự kiên bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự trở ngại thực tế khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết….. Ví dụ : động đất, bão, lũ quét.

Còn trỏ ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể hực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Các chủ thể phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan đã xảy ra trên thực tế và diễn ra trong bao lâu thì khoảng thời gian đó mới không tính vào thời gian khởi kiện.

Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mặc dù quyền và lợi ích của những đối tượng này bị xâm phạm nhưng bản thân họ chỉ có thể thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu thông qua người đại diện theo pháp luật.

Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Kết quả phân tích ở chương này đã làm nổi bật lên các điểm pháp lý liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Qua các vấn đề được nêu ra ở những phần trên, thì pháp luật Dân sự đã tạo nên một hành lang pháp lý cho các chủ thể trong xã hội dân sự và cũng tạo nhiều thuận lợi cho Tòa án trong qua trình giải quyết các tranh chấp này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các vấn đề liên quan đến vấn đề này hiện nay còn nhiều bất cập cần được khắc phục.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO DANH DỰ,

NHÂN PHẨM, UY TÍN BỊ XÂM PHẠM

Việc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm ngày càng phát triển, số lượng án liên quan đến bồi thường ngày càng tăng tại Tòa án. Việc bồi thường thiệt hại hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hiện nay diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay thì vấn đề xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín không chỉ dừng lại ở phạm vi một vùng, một khu vực nhỏ mà nó lang truyền cả phạm vi quốc gia và ngoài quốc gia. Do đó, tìm hiểu thực trạng của bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại là rất cần thiết, từ đó có thể đưa ra các hướng đề xuất để hoàn thiện pháp luật.

3.1. Một số thực trạng về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín

bị xâm phạm.

Chủ thể khởi kiện.

Các vụ việc xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín ít khi được các chủ thể liên quan yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bên bị xâm phạm thường chấp nhận hoặc thỏa thuận với bên xâm phạm để giải quyết với yêu cầu bên xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, vấn đề bồi thường hầu như không đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng” của các bên, thậm chí bên bị xâm phạm không muốn những người khác biết chuyện của mình, cho dù đó là chuyện không đúng sự thật; hoặc ác cảm với luật, thờ ơ với pháp luật, với Tòa án (vì họ cho rằng Tòa án chỉ là chỗ cho những người giàu và có quan hệ rộng; thời gian xử kiện và thi hành án kéo dài; nhiều Thẩm phán vẫn có thái độ hách dịch, coi thường đương sự và luật sư; sự nhũng nhiễu của nhiều viên thư ký Tòa đã làm giảm uy tín của Tòa án đi rất nhiều trong mắt người dân) nên họ không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín của mình khi bị xâm phạm.

Ranh giới giữa vấn đề bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm,

uy tín bị xâm phạm và tội vu khống, tội làm nhục người khác được quy định

tại Điều 121, 122 BLHS năm 1999.

Ta thấy rằng tội vu khống và tội làm nhục người khác có cấu thành tội phạm khi người gây ra hành vi cố ý và phải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Đối với hành vi gây thiệt hại trong BLDS thì người gây thiệt hại có thể thực hiện hành vi cố ý hoặc vô ý. Như vậy, làm sao để phân biệt hành vi cố ý gây thiệt hại trong BLHS với hành vi cố ý gây thiệt hại trong

BLDS? Hay nói một cách khác, khi một người thực hiện hành vi cố ý xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì làm sao để xác định người này phải chịu trách nhiệm dân sự hay người này bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề này trở nên khó khăn hơn khi hiện nay chúng ta chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hai trường hợp này.

Ví dụ: Vu khống cô giáo hiến thân21. Cô L và thầy T là đồng nghiệp dạy cùng một trường ở thành phố Rạch Giá. Vì cô L xinh xắn, có duyên, thầy T nhiều lần buông lời chọc ghẹo bóng gió và tỏ ra quan tâm quá mức tình đồng nghiệp, tình bạn. Tính tình nghiêm túc, lại đã lập gia đình nên cô L rất khó chịu, nhiều lần cô thẳng thắn nhắc nhở thầy T. Thầy T không tiếp thu mà còn phao tin khắp nơi rằng “Cô ta đã hiến thân cho tôi rồi”. Sau khi cô L báo cáo sự việc, đề nghị lãnh đạo trường làm rõ, thầy T còn đứng trước hội đồng nhà trường khẳng định: “Cô L quyến rũ tôi. Tôi nhiều lần cho cô ấy tiền, từ 20 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng mỗi lần”… Sau đó, thầy T. còn hùng hồn tuyên bố trước hai cô giáo khác cùng trường: “Tôi biết được… vết tích trên thân thể cô ta”. Lãnh đạo trường nhiều lần mời thầy T đến làm việc, yêu cầu chấm dứt việc phao tin sai sự thật nhưng thầy T vẫn không chấp hành. Vì thế, chủ tịch UBND thành phố Rạch Giá ra quyết định kỷ luật thầy T với hình thức khiển trách vì đã có hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, uy tín, danh dự, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của đồng nghiệp và uy tín của đơn vị. Bị xúc phạm, cô L đã khởi kiện, yêu cầu TAND thành phố Rạch Giá buộc thầy T phải xin lỗi công khai trên báo chí vì đã phao tin xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, hạnh phúc gia đình và danh dự, nhân phẩm của cô.

Tại phiên xử sơ thẩm, thầy T không đưa ra được chứng cứ nào chứng minh những lời phao tin của mình không phải là bịa đặt. Dù vậy, TAND thành phố Rạch Giá vẫn bác đơn khởi kiện của cô L với lý do thầy T đã bị UBND thành phố Rạch Giá xử lý kỷ luật. Không chấp nhận bản án nên cô L kháng cáo.

Tại phiên xử phúc thẩm của TAND tỉnh Kiên Giang, thì Hội đồng phúc thẩm cho rằng đã thể hiện hành vi vu khống bịa đặt của thầy T quá rỏ ràng, thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ án. Thầy T đã chấp nhận xin lỗi cô L, vụ án kết chấm dứt khi cô L rút đơn khởi kiện.

Phân tích ví dụ trên đây, rỏ ràng thầy T đã thực hiện hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là làm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cô L, hành vi của thầy T cũng đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của cô L, nên có khả năng cấu thành tội làm nhục người khác

21

(Điều 121 BLHS 1999) hoặc tội vu khống (Điều 122 BLHS 1999). Như vậy, trong trường hợp này cô L có thể thực hiện bảo vệ mình bằng hai cách: thứ nhất, khởi tố hình sự đối với hành vi của thầy L theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003; thứ hai, có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Nhưng hiện nay, vẫn không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể người dân nên áp dụng biện pháp bảo vệ nào khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng việc Tòa án thành phố Rạch Giá bác đơn khởi kiện của cô L với lý do là thầy T đã bị UBND thành phố Rạch Giá xử lý kỉ luật là không chính xác. Vì quyết định kỷ luật mang tính chất hành chính, nội bộ còn việc cô L khởi kiện mang tính chất dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Xác định khái niệm về danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền và cá nhân gặp khó khăn trong khi xác định hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vấn đề về bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín đã được xem xét đưa vào pháp luật dân sự kể từ BLDS 1995. Đến nay, vấn đề này được quy định lại trong BLDS 2005 và được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, tại các văn bản này vẫn chưa đưa ra được các khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do đó, việc xác định thế nào danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trở nên không thống nhất giữa các tòa án, mà cụ thể hơn là từng Thẩm phán thụ lý giải quyết vụ việc. Chính vì lẽ đó, trong quá trình xem xét hồ sơ vụ án để xác định hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín gặp rất nhiều khó khăn. Có những hành vi mà người bị hại không thể xác định hành vi này có phải là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hay không? Và có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu đòi quyền lợi hay không? Nếu không thể xác định được hành vi này có vi phạm, thì khi khởi kiện ra Tòa sẽ mất nhiều thời gian và công sức của các bên trong tranh chấp, cũng như bên phía Tòa án.

Ví dụ22: Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh được Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận xử cho ly hôn với vợ của ông là bà N.T.T vào ngày 15 tháng 12 năm 1994. Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với báo Tuổi Trẻ xuất bản cuốn “ Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thủy Cúc, trong đó có bài “ Tổ ấm”. Đây là bài ký sự, có nội dung viết về phiên Tòa ly hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ.

22

http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/NXB-Tre-bao-Tuoi-Tre-va-nha-bao-Thuy-Cuc-bi-xu- thua/70091637/218/

Sau khi cuốn sách được phát hành, một người bạn của ông Đức đọc và nói lại nội dung cho ông Đức biết. Giữa năm 2006, ông Đức đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thủy Cúc. Theo nội dung đơn kiện, ông Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư khi bài “ Tổ ấm” đề cặp tới quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền truy nhận cha con của ông, bên cạnh đó nhà báo Thủy Cúc còn nêu quan điểm cá nhân xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông. Từ đó, ông Đức yêu cầu trong nội dung đơn khởi kiện: Cấm tái bản, cấm lưu hành “ Tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền theo mức cụ thể như sau: Tác giả (nhà báo Thủy Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng.

Phản bác lại những yêu cầu từ phía nguyên đơn đưa ra, đại diện của nhà báo Thủy Cúc tại phiên Tòa cho rằng: yêu cầu của nguyên đơn là vô lý, không thể chấp nhận được. Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp đình, không bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như bí mật riêng tư của ai – mà đó là nhiệm vụ của người cầm bút với cái tâm trong sáng thể hiện những thông tin đã công khai tại phiên Tòa chứ không phải là bí mật đời tư. Thông qua hiện thực khách quan, bài viết đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã viết tắt tên của những người liên quan. Nhà xuất bản Trẻ không đồng ý đăng cải chính trên báo bởi theo NXB Trẻ, “bí mật” là những gì

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)