Có lỗi của người gây ra thiệt hại

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3.Có lỗi của người gây ra thiệt hại

Lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một chủ thể đối với một chủ thể khác. Lỗi hiểu theo gốc độ luật học, là sự sai lầm, thiếu sót trong thái độ xử sự, từ xưa đến nay có nhiều học giả đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTHNHĐ nói riêng. Tuy nhiên các học giả đều thừa nhận, một hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại của mỗi chủ thể đều là sự thống nhất giữa hai mặt: mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài, còn mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý bên trong. Hành vi gây thiệt hại bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể, khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn.

Luật thực địnhViệt Nam coi lỗi là điều kiện cơ bản để xác định trách nhiệm trong hợp đồng, còn trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì dựa trên nguyên tắc được xác định trong trường hợp có lỗi cố ý hay vô ý của người có trách nhiệm. Theo điều 308 khoản 2 BLDS 2005 thì lỗi cố ý và lỗi vô ý được quy định như sau:

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc nhiên cho thiệt hại xảy ra. Về mặt chủ quan, hành vi của người gây thiệt hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và nó được thể hiện dưới hai gốc độ: “ Mong muốn có thiệt hại xảy ra; không mong muốn có thiệt hại nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra”.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Quy định trên cho thấy, lỗi là thái độ tâm lý hay trạng thái tâm lý của người gây thiệt hại đối với hành vi cả mình. Quan hệ tâm lý ở đây bao gồm hai yếu tố, đó là lý chí và ý chí. Yếu tố lý chí thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức được hoặc không nhận thức được mặc dù đủ điều kiện thực tế để nhận thức khả năng gây thiệt hại của hành vi). Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác

phù hợp với pháp luật). Như vậy, một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức được hoặc không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại13. Như vậy, để xác định lỗi cố ý hay lỗi vô ý, chúng ta phải dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý chí của người gây thiệt hại.

Lỗi là một trong bốn yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của một chủ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi. Ví dụ: thiệt hại xảy ra do vượt qua yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại (khoản 2 Điều 614 BLDS 2005); chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết (khoản 3 Điều 623 BLDS 2005).

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 30 - 31)