Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 44 - 45)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Khi thiệt hại xảy ra mà người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại, thì họ phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường (Điều 617 BLDS 2005). Lỗi của người bị thiệt hại có thể là do lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý nhưng phải xác định lỗi đó hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Người gây thiệt hại phải chứng minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người bị thiệt hại.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, khi xem xét trách nhiệm bồi thường cần có đủ bốn căn cứ (có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra, phải có lỗi của người có hành vi gây thiệt hại), nếu thiếu một trong các căn cứ đó thì không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại tạo ra, nên đã đặt người gây thiệt hại trong tình trạng phải phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết không thể làm khác hơn.

Ví du, A đang lái xe mô tô trên đường Quốc lộ 1 hướng Cần Thơ, Sóc Trăng khi chạy vào địa phận thị Xã Ngã Bãy, tỉnh Hậu Giang thì đột nhiên B từ trong lề chạy ra một cách đột ngột làm A không phản ứng kịp nên đã va quẹt vào B. Sau khi va quẹt B bị ngã xuống đường, ra nhiều máu nên A đã đưa đến bệnh viện gần đấy để cấp cứu. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện thì sức khỏe của B hoàn toàn tốt ngoại trừ vết thương ở môi trên bị rách một phần không lành được. Vì B là ca sĩ nên với việc bị rách môi đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của B, chính vì lẽ đó B đã kiện đòi A phải bồi thường thiệt hại đối với uy tín, danh dự, nhân phẩm. Xét toàn bộ sự việc, thấy rằng B vì băng qua đường một cách đột ngột, đang nghe nhạc bằng tai phone và lại mang kính râm nên đã không chú ý đến xe của A dẫn đến hậu quả như trên. Như vậy, trường hợp này lỗi gây ra thiệt hại là hoàn toàn thuộc về B, do đó yêu cầu của B đối với A là không được chấp nhận.

Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải hiểu rõ: thế nào là người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi và lỗi đó là lỗi

19

cố ý hay lỗi vô ý; mối liên hệ giữa lỗi vô ý của người gây thiệt hại và lỗi cố ý của người bị thiệt hại có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên? Giải pháp những vấn đề nêu ra ở trên cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:

Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là lỗi cố ý hay vô ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Trường hợp này phù hợp với việc gây thiệt hại trong tình huống bất ngờ.

Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.

Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.

Một phần của tài liệu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)