8. Các phương pháp nghiên cứu
1.5. Thực trạng ứng dụng của E-book trong dạy học vật lí ở một số trường THPT
36
Về tình hình ứng dụng CNTT nói chung và E-book vật lí nói riêng vào dạy học vật lí trung học phổ thông ở Đồng Nai, chúng tôi tiến hành điều tra giáo viên dạy vật lí và học sinh tại một số trường THPT ở Đồng Nai, đã thu về 20 phiếu tham khảo ý kiến GV và 85 phiếu tham khảo ý kiến HS, kết quả điều tra sơ bộ cho thấy:
- Đa số GV đều cho rằng ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (85%), những tiết dạy có ứng dụng CNTT làm tăng hứng thú nơi HS (95%), GV dễ truyền đạt kiến thức (85%), vì vậy các GV (75%) đồng ý rằng CNTT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí.
Tuy nhiên, GV cũng gặp phải một số khó khăn như kĩ năng sử dụng CNTT của nhiều GV còn hạn chế, nhiều GV chỉ mới dừng lại ở việc biết sử dụng các phần mềm soạn bài giảng điện tử (như Powerpoint, Violet….) để trình chiếu trên lớp (80%), một số GV đã tự thiết kế được các phần mềm dạy học khác (thí nghiệm ảo, video thí nghiệm…..) (30%), trong số đó chỉ có ít GV (5%) đã từng thiết kế E-book. Nhìn chung GV ít sử dụng hoặc chưa biết cách khai thác các phần mềm khác vào dạy học (85%) nên cảm thấy việc soạn một bài giảng điện tử thì mất thời gian và không có hiệu quả, còn một số GV tỏ ra lúng túng vì kĩ năng sử dụng các thiết bị CNTT còn hạn chế (35%).
Cho nên, mặc dù đã được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh, Sở, Ban giám hiệu nhà trường nhưng vẫn có 70% số GV được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng mới thực hiện bài trình chiếu trên lớp (thường là các tiết hội giảng, dự giờ thanh tra….). Về mặt rèn luyện khả năng tự học cho HS, đa số GV được hỏi (85% và 95%) chỉ sử dụng 2 biện pháp khá phổ biến hiện nay là biên soạn hệ thống lí thuyết, bài tập và sử dụng đề cương ôn tập, tài liệu ôn tập (do nhà trường biên soạn) để HS ôn tập rèn luyện thêm ở nhà. Nhìn chung, cả hai phương pháp này đều chỉ chú trọng vào việc rèn luyện cho HS kĩ năng giải bài tập mà chưa chú trọng tới việc giúp HS hiểu rõ bản chất của các kiến thức và hình thành cho HS phương pháp tự học.
- Về phía HS, thì hầu hết các em cũng cho rằng việc ứng dụng CNTT vào dạy học hiện nay là rất cần thiết (82,35%). Nhưng nhiều HS được hỏi chỉ thỉnh thoảng các em mới sử dụng máy vi tính vào việc học vật lí (70,59%), chỉ khi nào có yêu cầu tìm kiếm thông tin, làm bài thuyết trình…. của GV thì các em mới sử dụng. Nhiều em chưa từng sử dụng máy vi tính vào việc học vật lí (23,52%), một số ít HS được hỏi (9,41%) thường xuyên sử dụng máy tính vào việc học vật lí. Phần đông HS được hỏi (61,17%) đã sử dụng qua giáo án điện
37
tử (trong các bài thuyết trình), một số ít đã từng sử dụng các trang web vật lí và phần mềm thí nghiệm ảo (15,3% và 10,59%). Nguyên nhân mà các em cho rằng ít khi sử dụng máy vi tính cho việc học tập là do khó tìm hay không biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc học vật lí (76,47%). Đa số HS được hỏi chỉ sử dụng các sách tham khảo và tài liệu do GV và nhà trường biên soạn để hỗ trợ việc học (81,17%). Một số HS đã sử dụng thêm các đề thi, bài tập trên mạng để rèn luyện (17,64%).
Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản về định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Qua đó khẳng định trong những hướng đổi mới hiện nay nổi bật lên là tăng cường ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông vào hỗ trợ dạy học và chú trọng rèn luyện cho người học khả năng tự học. Khi đó người học có khả năng độc lập nghiên cứu, tìm hiểu qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Một trong những phương pháp nhằm nâng cao khả năng tự học của người học đó là sử dụng E-book vào dạy học. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc biên soạn sẽ giúp tạo một sách giáo khoa điện tử (E-book) chứa đựng nhiều ưu điểm hơn hẳn các loại sách và tài liệu bằng giấy khác. Với kho tài liệu phong phú và đa dạng mà E-book mang lại, người học sẽ có thể tiếp thu một cách toàn diện nhất, hiệu quả nhất đối với nội dung học tập.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng trình bày một số vấn đề về việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy và vấn đề rèn luyện khả năng tự học cho học sinh ở một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ quá trình thiết kế E-book dạy học, làm rõ cở sở lí luận và thực tiễn của E-book trong dạy học cũng như một số vấn đề về quá trình tự học và dạy tự học. Từ đó làm cơ sở cho việc biên soạn E-book và sử dụng có hiệu quả E-book vào dạy học.
38
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ E-BOOK SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VẬT LÍ 12 THPT