8. Các phương pháp nghiên cứu
3.7.1. Kết quả quan sát giờ học trên lớp
Trong các giờ học, nội dung bài học được định hướng từ những vấn đề, những câu hỏi cụ thể trình bày dưới dạng phiếu học tập nên HS được định hướng tốt hơn trong quá trình nhận thức. Mặt khác, với những câu hỏi đã được gửi cho HS từ trước, HS chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, chuẩn bị trước ở nhà nên HS đem đến lớp những hiểu biết nhất định về nội dung bài học, cũng như những câu hỏi, những thắc mắc về nội dung bài học cần được giải đáp, do đó GV có cơ hội để tổ chức cho các HS trao đổi, tranh luận với nhau nhiều hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn.
Thông qua việc quan sát các giờ học có sử dụng E-book, với những minh họa sinh động từ các hình ảnh, các đoạn video, các thông tin phong phú liên quan tới nội dung kiến thức bài học….. chúng tôi nhận thấy, hầu hết các HS đều tỏ ra hứng thú và hoạt động tích cực hơn; Các nhiệm vụ mà GV đưa ra được HS thực hiện một cách tự giác, HS hoàn thành được các nhiệm vụ mà GV nêu ra như nghiên cứu tài liệu, nêu các phương án thí nghiệm, hoàn thành các phiếu học tập, giải các bài tập và trình bày ý kiến cá nhân. Ví dụ như trong phần I, bài 24: Tán sắc ánh sáng, GV sau khi giới thiệu thí nghiệm, yêu cầu HS hãy thảo luận để nêu vai trò của các dụng cụ trong thí nghiệm. Kết quả ở lớp TN có 5/6 nhóm nêu chính xác vai trò của các dụng cụ trong thí nghiệm. Trong khi đó ở lớp ĐC chỉ có 3/6 nhóm nêu được chính xác vai trò của các dụng cụ trong thí nghiệm này và cách dùng từ của các nhóm cũng còn nhiều sai sót. Hạn chế về cách dùng từ (trong khi trình bày phương án thí nghiệm) ở các nhóm lớp ĐC tiếp tục lặp lại ở phần II đối với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn khi chỉ có 1/6 nhóm nêu được phương án và giải thích được ý nghĩa của các dụng cụ. Đặc biệt ở lớp TN, sau khi quan sát GV thí nghiệm tán sắc ánh sáng với bộ thí nghiệm, có 1 HS đã đặt câu hỏi thắc mắc tại sao phải dùng một chùm sáng hẹp để làm thí nghiệm. Điều này chứng tỏ với việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp với E-book ở nhà, HS đã có những hiểu biết nhất định về nội dung bài học, qua đó có những tư duy tích cực hơn, suy nghĩ lật ngược vấn đề, biết đặt những câu hỏi để hiểu cặn kẽ hơn về kiến thức được trình bày.
Thông qua các bài học, chúng tôi nhận thấy với cách dạy học này, một cách gián tiếp đã góp phần rèn luyện được cho HS kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, lập kế hoạch, thiết kế
85
một bài trình bày và trình bày một nội dung cụ thể theo ý tưởng riêng của mình. Ví dụ như trong tiết học bài 27: Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại, khi yêu cầu HS các nhóm thảo luận nghiên cứu và trình bày tính chất của tia hồng ngoại, kèm theo ví dụ minh họa cho các tính chất này được ứng dụng trong thực tế. Đa số các nhóm HS (ở cả lớp TN và ĐC) đều nêu được các tính chất và kèm theo các ví dụ khá sinh động về ứng dụng trong cuộc sống của tia hồng ngoại. Tuy nhiên, ở lớp TN, có 1 nhóm HS đã trình bày các tính chất này dưới dạng bản đồ tư duy. Do việc phải trình bày kết quả trên bảng nhóm nên bản đồ tư duy này còn chưa thật hoàn thiện, tuy nhiên việc này đã chứng tỏ khả năng thiết kế một bài trình bày đối với HS đã có những tiến bộ nhất định sau khi nghiên cứu E-book.
Với thói quen học tập thụ động, thoạt đầu HS chưa quen với việc hoạt động tự lực nghiên cứu E-book ở nhà hay nghiên cứu E-book theo nhóm nhỏ ngoài giờ học, với việc thực hiện một bài trình bày, … do đó HS còn rụt rè, e ngại. Nhưng sau một số tiết học HS đã dần dần bắt nhịp được với các hoạt động này. Bên cạnh đó khi sử dụng công nghệ trong dạy học, chúng tôi nhận thấy một số HS còn lúng túng về mặt kĩ thuật. Do kĩ năng sử dụng máy tính của HS còn hạn chế nên chưa thật sự phát huy hết được những ưu điểm của cách tiếp cận dạy học sử dụng E-book.