Giới thiệu chung:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

1. Thực tế cạnh tranh trên thị trường viễn thông:

Trong thời gian qua, lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật với tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành dịch vụ khác. Thị

trường viễn thông hiện nay bao gồm nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó có hai loại dịch vụ viễn thông chính trên thị trường là dịch vụ thông tin di động và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định. Ngành viễn thông của Việt Nam chỉ thật sự bắt đầu bước vào cạnh tranh từ năm 2003 sau khi một số nhà khai thác mới được cấp phép cung cấp dịch vụ. Cùng với đó, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ cũng trở nên sôi

động và quyết liệt hơn, đồng thời cũng tạo ra các hoạt động cạnh tranh gay gắt, thiếu lành mạnh, chèn ép cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ, thậm chí vi phạm luật cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Hiện nay trong lĩnh vực viễn thông, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường gặp là: khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép, ngắt kết nối của các doanh nghiệp khác, bù chéo các dịch vụ viễn thông…

2. Quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông:

2.1 Quy định pháp lý:

Tuy nhiên, Luật Viễn thông có quy định một số biện pháp quản lý riêng phù hợp với ngành viễn thông để ngăn chặn phòng ngừa hành vi hạn chế cạnh tranh. Tinh thần cơ

bản là ngăn chặn trước hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Cụ thể:

Thêm đối tượng quản lý cạnh tranh phi đối xứng: doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu

Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;

b) Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;

c) Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

d) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.

Thêm nghĩa vụđối với doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu: Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế

toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chếđể xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

Biện pháp quản lý đối với SMP: Quản lý giá cước:

* SMP: đăng ký và phê duyệt giá cước * Giá thành:

Doanh nghiệp SMP không bán thấp hơn giá thành Phương pháp xác định giá thành do Bộ TTTT quy định

Trách nhiệm quản lý:

Bộ Thông tin và Truyền thông: Khoản 4 Điều 19: “...Công bố Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh

2.2 Thc tế trin khai:

Để ngăn ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép đối thủ cạnh tranh thông qua giảm giá cước đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp lớn, thống lĩnh thị trường theo Điều 11 Luật Cạnh tranh, Bộ Thông Tin và Truyền thông đã ban hành một số Thông tư (Thông tư 02/2007/TT-BTTTT, Thông tư 11/2010/TT-BTTTT, Thông tư 14/2012/TT- BTTTT, Thông tư 18/2012/TT-BTTTT, Thông tư 16/2012/TT-BTTTT Thông tư

15/2015/TT-BTTTT) về quản lý giá cước, khuyến mại trong lĩnh viễn thông, quản lý các doanh nghiệp thống lĩnh. Theo đánh giá của hầu hết các doanh nghiệp, các văn bản này

đã ngăn chặn một phần việc liên tục giảm giá trong viễn thông di động và Internet, tránh

được tình trạng các doanh nghiệp thống lĩnh giảm giá cước liên tục khiến các doanh nghiệp nhỏ hơn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc thiết lập

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 28)