Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 43 - 48)

V. Định hướng phối hợp giữa 2 đơn vị:

3. Xử lý hành vic ạnh tranh không lành mạnh

3.2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Tuy không thuộc hệ thống các quan thực thi pháp luật nhưng các cơ quan quản lý chuyên ngành có một vai trò rất quan trọng đối với việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi mà việc sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng (dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật...) còn phải được sự

cho phép của một số Cơ quan có thẩm quyền thì việc đưa ra tiêu chuẩn vềđảm bảo quyền sở hữu công nghiệp (đương nhiên cũng mang tính tương đối và cũng chỉ có thể áp dụng cho một số đối tượng mang tính phổ cập như nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp) như là một điều kiện bắt buộc mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền, đối với các sản phẩm có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể áp dụng quyền lực của các Cơ quan hành chính để ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Việc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ cũng thuộc phạm trù này. 3.3.Vai trò của Cục Sở hữu trí tuệ (i) D tho quy định pháp lut Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan soạn thảo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, đây có lẽ

là lần đầu tiên khái niệm về cạnh tranh không lành mạnh đưa đề cập đến trong các quy

định bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (trước khi ban hành Luật Cạnh tranh).

Hiện nay đối với việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung cũng như

quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp nói riêng được quy định theo các cách tiếp cận, như:

Luật riêng hoặc các điều khoản cụ thể hoặc quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh trong Luật (Việt Nam).

Luật riêng cho từng đối tượng cụ thể (bí mật thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng – Hoa Kỳ).

(ii) Xác định v hành vi cnh tranh không lành mnh

Trong trường hợp cần phải có sựđánh giá, kết luận về việc xâm phạm quyền đối với hành vi sử dụng đối tượng Sở hữu công nghiệp do người thứ ba (giám định, thẩm

định) thực hiện thì các bên có liên quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền của chủ Văn bằng bảo hộ có thể yêu cầu Cơ quan Sở hữu công nghiệp thực hiện công việc này (cung cấp ý kiến chuyên môn). Đây là hoạt động thường xuyên của Cục Sở hữu trí tuệ mà đơn vị trực tiếp thực hiện là Phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại. Việc đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện căn cứ vào tài liệu được cung cấp, bao gồm:

Trong thời gian 5 năm đến năm 2013, Cục Sỏ hữu trí tuệ đã có 31 văn bản cung cấp ý kiến chuyên môn liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho các chủ

Hải quan: 01 văn bản; Cảnh sát kinh tế: 02 văn bản; Cục Cạnh tranh: 02 văn bản; Doanh nghiệp: 04 văn bản; Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược): 02 văn bản. 3.4. Toà án

Hệ thống Toà án có thể tham gia vào vụ việc trên theo các khía cạnh sau:

Xét xử theo trình tự dân sựđối với các tranh chấp liên quan đến nội dung cạnh tranh không lành mạnh (cụ têm miền “Sam Sung”)

Xét xử các Quyết định hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ cũng thuộc trường hợp này).

4.Vụ việc có liên quan

X lý tên gi ca gii pháp được đăng ký sáng chế

Công ty Cổ phần thực phẩm Ma San (TP.HCM) nộp đơn đăng ký sáng chế với tên gọi “Quy trình sản xuất mì ăn liền không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần” theo đơn số 1-2009-00650 nộp ngày 31/7/2009.

Việc đặt tên như vậy có thể gây lầm tưởng bởi người tiêu dùng và tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong hoàn cảnh đang có cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất mì

ăn liền, người tiêu dung rất chú trọng và nhạy cảm với chất lượng sản phẩm mì ăn liền, việc

đặt tên giải pháp như theo đơn của doanh nghiệp (và nộp đơn đó tại Cục Sở hữu trí tuệ) cũng tạo điều kiện để quảng cáo cho sản phẩm “mì ăn liền không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần” của doanh nghiệp đã được nộp đơn đăng ký sáng chế, đồng thời có thể gây tâm lý nghi ngại đối với sản phẩm của các doanh nghiệp khác về việc “sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần”, tạo ra ưu thế cạnh tranh không lành mạnh cho doanh nghiệp.

Về vấn đề này Cục Quản lý cạnh tranh đã có văn bản và Cục Sở hữu trí tuệ cũng

đã có ý kiến trả lời và đã xử lý bằng cách Trong quá trình thẩm định đơn, theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ doanh nghiệp đã đổi tên giải pháp thành “Phương pháp sản xuất mì ăn liền”, sau đó giải pháp này cũng bị từ chối vì không có tính sáng tạo.

Như trên đã nêu việc xử lý tên gọi của giải pháp theo đơn đăng ký chỉ là một trình tự thông thường trong quá trình xác lập quyền nhưng lại có ý nghĩa trong việc chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

lành manh, bảo vệ các hành vi trung thực trong kinh doanh cũng như lợi ích xã hội, trong quá trình xác lập quyền ngay trong luật Sở hữu trí tuệ. ví dụ;

Quy định liên quan đến xác lập quyền (nhưđã nêu tại phần 4)

Quy định liên quan đến quyền sử dụng trước của người thứ ba trong trường hợp

được bảo hộđối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Quy định liên quan đến chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ; Quy định về các trường hơp li xăng không tự nguyện;

Quy định về nhầm lẫn trong bảo hộ nhãn hiệu; ...

Sự liên quan giữa các đối tượng (có người cho là chồng chéo), có thể xảy ra không những chỉ giữa các quy định về cạnh tranh và bảo hộ sở hữu trí tuệ mà có thể xảy ra giữa các đối tượng sở hữu trí tuệ, ví dụ:

Bản quyền & Sở hữu công nghiệp Sáng chế & Kiểu dáng công nghiệp Nhãn hiệu & Kiểu dáng công nghiêp Nhãn hiệu & Tên thương mại

5.2 V trình t bo h /chng cnh tranh không lành mnh

Ngoài quy định tại Luật canh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở

hữu công nghiệp có thể xử lý bằng nhiều chế tài và (dân sự, hành chính) và theo các quy

định pháp luật khác nhau: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký tên miền (Luật công nghệ thông tin)…Có tình trạng này là do cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra đối với mọi đối tượng sở hữu công nghiệp ở mọi giai đoạn (thậm chí tên miền chưa được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp), do vậy việc cho rằng cần có một trình tự duy nhất để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp có thể là quá cứng nhắc và chưa chắc đã có hiệu quả. Con một điều cần lưu ý là do xác định sự trung thực trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của các bên , các tình tiết cụ thể của vụ việc trong từng quốc gia và khu vực và có thể là từng thời

điểm, do vậy đây là vấn đề khó khăn nêu gặp các vụ việc phức tạp đan xen nhiều yếu tố. Riêng đối với tên miền thì quy trình xử lý theo Luật Công nghệ thông tin là khá chặt chẽ và tiến bộ, có thể thấy điều này tại khoản 1 mục II Thông tư số 10/2008/TT- BTTTT ngày 24/12/2008 thì điều kiện khởi kiện tranh chấp tên miền phải đảm bảo đầy

đủ 3 điều kiện:

(1) Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của người khiếu kiện; trùng hoặc giống đến mức nhầm lần với nhãn hiệu thương mại

(3) Tên miền đã được người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người khiếu kiện.

Tại khoản 2 mục II Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT Tên miền được coi là sử

dụng với ý đồ xấu nếu nhằm thực hiện một trong các hành vi sau:

Cho thuê hay chuyển giao tên miền cho người khiếu kiện là chủ của tên nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền

đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính; hoặc

Chiếm dụng, ngăn không cho người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụđó; hoặc

Huỷ hoại danh tiếng của người khiếu kiện, cản trở hoạt động kinh doanh của người khiếu kiện...

Như vậy, không nhất thiết phải thiết lập một quy trình duy nhất cho việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp. Cũng phải lưu ý rằng hiện nay trình tự hòa giải hoặc trọng tài còn chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam (WIPO hiện có trung tâm trọng tài rất có uy tín giải quyết các vấn đề liên quan đến tên miền) .Trên quan điểm đó chúng tôi không thấy có mâu thuẫn giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở

hữu trí tuệ .

Nói chung áp dụng trình tự nào, thì cũng có thể gặp khó khăn do các vấn đề sau:

V xác định mc thit hi

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã có các quy định quan trọng về nguyên tắc xác

định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), tuy nhiên do tính chất đặc thù của loại tài sản “trí tuệ” nên các căn cứđể xác định thiệt hại về vật chất như:

Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; Tổn thất về cơ hội kinh doanh;

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm, thiệt hại;

Các thiệt hại về tinh thần: các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác.

Vẫn cần có một hướng dẫn dưới dạng quy định pháp lý, tốt nhất là một Thông tư

liên bộ, nếu không có các hướng dẫn, diễn giải kỹ càng hơn, chắc chắn khi giải quyết về

chuyên sâu về sở hữu trí tuệ nên thường phải dựa vào kết quả giám định của Cơ quan chuyên môn.

Tình trạng trên cũng phản anh nhận thức của xã hội nói chung về hoạt động bảo hộ quyền sơ hữu trí tuệ noí chung và đắc biệt là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói riêng.

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

Tham lun 6

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 43 - 48)