Thực tiễn hoạtđộng phối hợp thực thi giữa Cục Điều tiếtđiện lực và Cục Qu ản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

V. Định hướng phối hợp giữa 2 đơn vị:

3. Thực tiễn hoạtđộng phối hợp thực thi giữa Cục Điều tiếtđiện lực và Cục Qu ản lý cạnh tranh

Nhằm tăng cường hiệu quả đối với hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực, ngày 28 tháng 7 năm 2006, đã có cuộc họp giữa Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại (VCA) và Cục Điều tiết điện lực (ERAV). Sau khi trao đổi về chức năng, nhiệm vụ

của mỗi cơ quan, những nội dung liên quan tới việc thực thi Luật Cạnh tranh và Luật

Điện lực, hai cơ quan đã thống nhất ký Bản ghi nhớ về vấn đề hợp tác và phối hợp hoạt

động với những nội dung sau:

1. Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Điều tiết điện lực sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị liên quan

đến cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực trên cơ sở cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và nội dung chuyên môn của từng cơ quan.

2. Phối hợp và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

đến vấn đề quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực.

3. Phối hợp rà soát và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực.

4. Hợp tác trong quá trình thực thi pháp luật về cạnh tranh: Phối hợp và cùng tham gia trong quá trình điều tra và kiến nghị xử lý các vụ việc vi phạm Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực.

Khác với thị trường hàng hoá và dịch vụ thông thường, cầu trên thị trường điện

đòi hỏi đáp ứng tức thời nhưng cung về điện lại không thể tồn trữ và các hạn chế truyền tải làm cho việc đáp ứng cầu phải qua một quy trình điều độ phức tạp, nhiều tham số ràng buộc, yêu cầu chuyên môn rất cao. Vì vậy, các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường điện cạnh tranh rất khó phát hiện để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Mặt khác, cấu trúc thị trường điện lực cạnh tranh với mô hình có các giao dịch thị

trường giao ngay và mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn, cũng bắt buộc phải có những quy định pháp lý riêng phải tuân thủ, như Quy định vận hành thị trường điện, Quy

định đấu nối hệ thống điện quốc gia, Quy định đo đếm điện, Quy định điều độ hệ thống

điện quốc gia, Quy định lưới điện truyền tải điện, Quy định lưới phân phối điện, Quy

định chất lượng dịch vụ phụ trợ…để đảm bảo sự vận hành trôi chảy của dòng điện, dòng thông tin và dòng tiền. Các quy định này quy định trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của các

đơn vị phát điện, Công ty mua điện duy nhất, đơn vị phân phối điện, đơn vịđiều hành thị

trường, đơn vị điều độ hệ thống điện và đơn vị truyền tải điện, đơn vị dịch vụ đo đếm

điện.

Các cơ chế hoạt động tài chính trong thị trường điện gồm cơ chế chào giá, xác

định giá thị trường, thanh toán trên thị trường giao ngay hay các điều khoản ràng buộc khác của Hợp đồng sai khác CfD phức tạp hơn rất nhiều so với những hoạt động mua bán

ở các thị trường hàng hoá, dịch vụ thông thường. Nội dung hợp đồng mua bán điện PPA cũng rất phức tạp. Cùng một sản phẩm kWh đồng nhất về các thông số kỹ thuật nhưng có giá thành rất khác nhau ở các nguồn phát do công nghệ sản xuất khác nhau như thủy

điện, nhiệt điện than, khí, dầu hay điện gió, mặt trời, thuỷ triều, hạt nhân.

Quy trình phát điện, truyền tải điện, điều độ hệ thống điện cũng có nhiều yếu tố

thuận lợi cho việc xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, liên kết, hoặc gây khó khăn cho đối tượng tham gia thị trường và đặc biệt là các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của Công ty truyền tải điện, Công ty mua điện duy nhất. Các hành vi vi phạm như việc giấu công suất, đưa ra các hạn chế truyền tải, ưu đãi lịch huy động công suất, không thoả thuận hợp đồng mua bán điện, không cung cấp dịch vụ truyền tải

điện….

Cục Điều tiết điện lực, cho đến nay, sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động, Cục

đã tập hợp được một đội ngũđông đảo kỹ sư chuyên ngành điện được đào tạo thêm về tài chính (MBA), các chuyên gia kinh tế ngành năng lượng và các chuyên gia về luật pháp. Trong các năm qua, thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, các chương trình đào tạo, huấn luyện ở trung tâm đào đạo điều tiết hàng đầu thế giới là PURC (Public Utility Research Center - University of Florida), các chương trình trao đổi kinh nghiệm với rất

quyền điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lạm dụng vị trí độc quyền theo quy định của Luật Cạnh tranh 27/2004/QH11 trong thị trường điện cho Cục Điều tiết

điện lực, vì các yếu tố sau đây:

Việc giám sát cạnh tranh trong hoạt động của thị trường điện lực đòi hỏi thông tin và quá trình giám sát là liên tục. Đây là chức năng, nhiệm vụ của Cục Điều tiết điện lực đã được pháp luật quy định.

Với lực lượng chuyên gia đông, có kiến thức chuyên ngành cần thiết, Cục Điều tiết điện lực có khả năng phát hiện, điều tra và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời. Được trang bị tốt, Cục Điều tiết có thể phát hiện vấn đề ngay cả khi không có sự phản ánh, khiếu nại từ các thành viên thị trường.

Có thẩm quyền điều tra, xử lý các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh sẽ giúp Cục Điều tiết điện lực có thêm cơ hội thu thập các dữ

liệu đầu vào để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các quy định điều tiết điện lực hiện hành tại thời điểm đó nhằm điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện khung pháp lý vềđiều tiết thị trường điện.

Trong khi đó, với chức năng quản lý chung về cạnh tranh ở phạm vi tất cả các các ngành kinh tế, các loại quan hệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ duy trì một mối quan hệ phối hợp công tác theo ghi nhớ thỏa thuận với Cục Điều tiết điện lực trong ngành

điện. Một mô hình thực thi pháp luật như vậy là rất hiệu quả và làm tăng hiệu lực thi hành của cả Luật Điện lực và Luật Cạnh tranh./.

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

Tham lun 5

Mt s ý kiến v chng cnh tranh không lành mnh v s hu công nghip

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 40)