Tăng cường việc phát hiện sai phạm trong quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

V. Định hướng phối hợp giữa 2 đơn vị:

5. Tăng cường việc phát hiện sai phạm trong quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông

để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ với chất lượng và giá dịch vụ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa doanh nghiệp và người sử dụng.

Đểđảm bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và lĩnh vực viễn thông được thống nhất và dễ áp dụng trên thực tiễn như đề xuất ở trên, các cơ

quan quản lý nhà nước trong hai lĩnh vực này cần tăng cường hợp tác trong hai vấn đề là xây dựng văn bản và thực thi pháp luật. Đối với hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông (Cục Viễn thông) sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan quản lý cạnh tranh thay vì việc chỉ gửi văn bản xin ý kiến đóng góp của các bộ ngành như hiện nay. Sự tham gia của cơ quan cạnh tranh sẽ ngăn chặn các bất cập của những văn bản này từ giai đoạn dự thảo và do đó hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ cao hơn.

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM Tham lun 4 Thc tin hot động phi hp thc thi gia Cc Điu tiết đin lc và Cc Qun lý cnh tranh Bà Phm Th Kim Hoàn Trưởng phòng Pháp chế Cc Điu tiết đin lc, B Công Thương 1. Giới thiệu về Cục Điều tiết điện lực

Thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 66 Luật Điện lực, Cục Điều tiết điện lực được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2005 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp.

Cục Điều tiết điện lực có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện hoạt động điều tiết

điện lực quy định tại Điều 66 Luật Điện lực, cụ thể như sau:

Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện;

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình thực hiện cân bằng cung cầu vềđiện;

Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực;

Hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụđiện; điều kiện, trình tự, thủ tục đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; Xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻđiện; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về giá điện; Quy định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, phê duyệt giá truyền

Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới

điện truyền tải, lưới điện phân phối để bảo đảm phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt;

Xác định tỷ lệ công suất và tỷ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay phù hợp với các cấp độ của thị

trường điện lực;

Kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh và thực hiện giá điện; Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực;

Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị

mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;

Kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 32 - 34)