Nội dung quản lý cạnh tranh trên thị trường điện lực của Cục Điều tiết

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

V. Định hướng phối hợp giữa 2 đơn vị:

2. Nội dung quản lý cạnh tranh trên thị trường điện lực của Cục Điều tiết

điện lực

2.1. Vai trò ca điu tiết hot động đin lc trong th trường đin lc

Theo quy định tại Luật Điện lực, thị trường điện lực cạnh tranh được hình thành và phát triển theo từng cấp độ. Để thị trường điện lực hoạt động được minh bạch, công khai, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia thị trường và an ninh năng lượng quốc gia, cần có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều tiết các hoạt động của thị trường điện nhằm hạn chế các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế theo quy định tại Luật Cạnh tranh của các đối tượng tham gia thị trường điện lực cạnh tranh.

Hoạt động điều tiết điện lực bao gồm việc thiết lập và đảm bảo hiệu lực thi hành các quy định nhằm thúc đẩy vận hành thị trường điện nói riêng và ngành công nghiệp điện lực nói chung một cách có hiệu quả và tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển ngành điện bền vững, mang lại lợi ích cho Nhà nước, đơn vị tham gia hoạt động điện lực và khách hàng sử dụng điện.

2.2. Các hành vi lm dng v trí độc quyn

Theo thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh, một số các đơn vị nắm giữ tài sản và/hoặc thực hiện một số chức năng độc quyền sau đây :

2.1. Độc quyn trong vn hành th trường đin và h thng đin

Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (Ao) là một đơn vị độc quyền nhà nước theo luật quy định, là đơn vị duy nhất được phép vận hành thị trường điện và hệ thống

độ của A0, kể các các lệnh điều độ này có sai khác với lịch huy động đã được xác định trước đó.

Về việc thanh toán trong thị trường, A0 có trách nhiệm thu thập các dữ liệu về sản lượng điện năng phát của các tổ máy, giá thị trường, sản lượng điện năng huy động từ

dịch vụ phụ, bản chào giá cũng như các nghẽn mạch truyền tải ảnh hưởng đến sản lượng phát điện của các tổ máy làm căn cứ tính toán hoá đơn để cho Công ty mua bán điện thanh toán cho các đơn vị phát điện.

Với các chức năng độc quyền đã nêu của A0, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát hoạt động nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch và đúng quy định của thị trường điện của đơn vị này trong các hoạt động sau:

Lập lịch huy động các tổ máy điện; xác định giá thị trường từng chu kỳ giao dịch.

Điều độ các tổ máy phát điện; huy động các dịch vụ phụ nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện và chất lượng điện năng.

Lập hoá đơn thanh toán cho các giao dịch điện năng trên thị trường.

2.2 Độc quyn trong cung cp dch v truyn ti đin

Luật Điện lực quy định nhà nước độc quyền trong hoạt động đầu tư, vận hành lưới

điện truyền tải. Chức năng truyền tải từ các nhà máy điện đến các công ty phân phối do Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT) thuộc sở hữu nhà nước thực hiện. Để đảm bảo cho các đơn vị phát điện được bình đẳng và không bị phân biệt đối xử trước quyền

đấu nối vào lưới điện, sử dụng dịch vụ truyền tải, Cục điều tiết điện lực có trách nhiệm giám sát các hoạt động của Tổng công ty truyền tải điện nhằm đảm bảo quyền lợi của các

đơn vị đấu nối vào lưới điện truyền tải.

2.3. Độc quyn trong mua buôn đin và ký kết hp đồng

Trong mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, Công ty mua bán điện (EPTC) là

đơn vị duy nhất thực hiện chức năng mua buôn toàn bộ điện từ các đơn vị phát điện và bán buôn điện cho các công ty phân phối. Việc mua điện từ các đơn vị phát điện được thực hiện qua hợp đồng mua bán điện có thời hạn (PPA) và mua trên thị trường giao ngay. Đểđảm bảo cơ chế mua điện minh bạch, không phân biệt đối xử, Cục điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định và kiểm tra việc ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán

điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua duy nhất theo đúng các quy định của pháp luật.

2.4. Độc quyn trong vic cung cp các dch v có liên quan trong vn hành th

trường đin

Trong thị trường phát điện cạnh tranh có đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông tin, việc không đảm bảo tín hiệu thông tin liên lạc sẽảnh hưởng đến việc vận hành thị trường

điện. Do đó cần thiết quy định việc xử phạt vi phạm đối với đơn vị này trong việc không

đảm bảo chất lượng đường truyền thông tin cũng như không kịp thời sửa chữa sự cố về đường truyền thông tin.

3. Các hành vi cnh tranh không lành mnh

3.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị phát điện thị trường

Các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện lực sẽ cạnh tranh với nhau thông qua việc chào giá để phát điện trên thị trường. Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia là đơn vị xác định lịch huy động các tổ máy theo nguyên tắc từ thấp đến cao cho đến mức

đáp ứng được phụ tải cho từng giờ giao dịch.

Các đơn vị có công nghệ khác nhau và quy mô công suất khác nhau sẽ có những khả năng khác nhau trong việc tạo ra cạnh tranh không lành mạnh và lũng đoạn thị

trường. Do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị phát điện thị

trường bao gồm:

a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện năm và lịch huy động công suất hệ thống

điện tháng, tuần, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trên thị trường theo Quy định thị trường phát điện cạnh tranh;

b) Thoả thuận với các Đơn vị phát điện khác trong việc chào giá để được lập lịch huy động;

c) Thoả thuận trực tiếp hoặc gián tiếp với các đơn vị khác trong việc hạn chế hoặc kiểm soát công suất chào bán trên thị trường nhằm tăng giá trên thị trường giao ngay và làm ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện;

d) Thoả thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá đểđược lập lịch huy động không đúng quy định.

3.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị có vị trí độc quyền

Một vấn đề có thể tạo ra tiềm ẩn về các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị có vị trí độc quyền là vấn đề chung lợi ích với các đơn vị hoạt động cạnh tranh. Khi các đơn vị có quyền lợi liên quan đến các đơn vị hoạt động cạnh tranh, họ có xu hướng ưu tiên cho các đơn vị chung lợi ích này, mặt khác làm giảm tính minh bạch cũng như làm giảm lòng tin của các đơn vị cạnh tranh khác hoạt động trong thị trường.

Ngoài ra, các đơn vị có vị trí độc quyền là các đơn vị được điều tiết về chi phí, doanh thu, và các chi phí này về nguyên tắc sẽđược chuyển tới người sử dụng cuối cùng

và điều độ hệ thống điện không được phép đầu tư, góp vốn vào các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện.

4. Các hành vi vi phm v công b thông tin

Để thực hiện nhiệm vụ giám sát, giải quyết tranh chấp trong hoạt động trên thị

trường điện, các đơn vị phải có trách nhiệm công bố thông tin theo quy định, cụ thể:

Đơn vịđiều độ hệ thống điện quốc gia phải có trách nhiệm cung cấp toàn bộ các thông tin, dữ liệu quá khứ và thời gian thực về vận hành thị trường điện lực, hệ

thống điện phục vụ công tác giám sát vận hành thị trường, điều độ hệ thống; Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực khi cần thiết phục vụ công tác giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm; Các đơn vị có nghĩa vụ cung cấp, công bố thông tin theo đúng Quy định thị

trường phát điện cạnh tranh. Không được phép vi phạm các quy định về bảo mật thông tin, tạo điều kiện cho các đơn vị phát điện lũng đoạn về giá hoặc sử

dụng các thông tin chưa được phép công bốđể trục lợi trên thị trường.

3. Thực tiễn hoạt động phối hợp thực thi giữa Cục Điều tiết điện lực và Cục Quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)