Trưởng phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

V. Định hướng phối hợp giữa 2 đơn vị:

Trưởng phòng Thực thi và giải quyết khiếu nại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Cc S hu trí tu, B Khoa hc và Công ngh

1. Đặc điểm

Hiện nay hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến các nội dung về cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 130), quá trình áp dụng Luật trong phạm vi trách nhiệm của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chống lại cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng riêng, tuy nhiên đó là đối tượng tương đối đặc biệt, ở chỗ:

Cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng sở hữu công nghiệp được quy

định tại Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 10 bis) cùng với các

đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp… Công ước Paris Điều 10 bis:

Các nước thành viên của Công ước có trách nhiệm đảm bảo cho công dân của các nước đó sự bảo hộ có hiệu quả chống lại hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Bất cứ hành động nào chống lại thông lệ trung thực trong công nghiệp và thương mại đều tạo thành hành động cạnh tranh không lành mạnh.

Những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong quá trình kinh doanh có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính tiện lợi để sử dụng và số lượng của hàng hoá.

Quy định này (cùng với toàn bộ các đối tượng khác của Công ước) cũng được chuyển đổi vào nội dung của Hiệp định về các vấn đề thượng mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIP’S) của tổ chức WTO. Như vậy, chống cạnh tranh không lành mạnh là một phạm trù của quyền sở hữu công nghiệp, mà đặc điểm chính là việc tạo các quyền

độc quyền về khai thác thương mại là thành quả của hoạt động sang tạo và các dấu hiệu nhất định được sử dụng trong thương mại, nhằm mục đích khuyến khích hoạt động đầu tư

sáng tạo, đóng góp để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống bằng cách cung cấp cơ hội

để phục hồi chi phí đã đầu tư dưới dạng độc quyền. Bằng cách tạo độc quyền cho hoạt

động sáng tạo nêu trên, sự tự do khai thác của phần còn lại của xã hội bị hạn chế theo một số phương thức nhất định dẫn đến sự lo ngại (có trường hợp là chính đáng) về tình trạng lạm quyền.

Tuy so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác thì cạnh tranh không lành mạnh có một số đặc điểm khác biệt, do đối tượng là chủ yếu hành vi, không bảo hộ theo văn bằng; không phải là đối tượng cụ thể với phạm vi bảo hộđược ấn định từ trước, phải tính đến việc hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng:

Đối thủ cạnh tranh mất khách hàng và thị phần (phương diện kinh tế);

Người tiêu dùng bị nhầm lẫn và bị lừa dối (phương hại kinh tế và cá nhân- bao gồm cả nguy hại về sức khỏe ),

Cân lưu ý rằng để xác định ranh giới về hanh vi trung thực và không trung thực trong chống cạnh tranh không lành mạnh cần phải tính đến tập quán kinh doanh trong các vấn đề thương mại và công nghiệp sẽ phụ thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ việc trong từng quốc gia và khu vực, do vậy chống cạnh tranh không lành mạnh cũng là điểm khac biệt so với bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp truyền thống . Tuy nhiên cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp khác như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại, sáng chế nên trong một số trường hợp khó phân biệt được giữa trình tự bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, nhãn hiệu…) và xử lý cạnh tranh không lành mạnh.

Cũng phải làm rõ rằng chống cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiêp không mâu thuẫn với việc bảo hộ các đối tượng khác và như trên đã trình bày cũng là một phần bổ sung không thể thiếu cho việc bảo hộ các đói tượng đó (nhiều người vẫn có quan niệm đơn giản là chống cạnh tranh không lành mạnh là việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp khi không được cấp bằng).

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 41)