Nguyên tắc quản lý của Cục Viễn thông trong việc quản lý cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 31)

Trong thời điểm hiện nay và trong thời gian sắp tới, Cục Viễn thông tiếp tục quản lý canh tranh trong lĩnh vực viễn thông căn cứ vào 4 nguyên tắc cơ bản sau:

1. Đầu tiên là đảm bảo môi trường cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh. Ngành viễn thông có được thành công như ngày hôm nay là nhờ mở cửa cạnh tranh sớm. thông có được thành công như ngày hôm nay là nhờ mở cửa cạnh tranh sớm. Nhờ có bàn tay vô hình của cạnh tranh mà chất lượng dịch vụ tăng lên nhiều trong khi giá cước giảm nhiều lần. Gần đây có xu hướng cạnh tranh giảm đi do có những doanh nghiệp phát triển quá nóng trong khi có những doanh nghiệp phát triển chậm lại. Một doanh nghiệp mạnh thì người dùng lại có nguy cơ bị

chèn ép, quay lại hình thức độc quyền trước đây.

2. Nguyên tắc thứ 2, là cần phải đảm bảo các nguyên tắc thị trường, bao gồm quy luật giá trị và quy luật cung – cầu. Chỉ có đảm bảo nguyên tắc thị trường thì luật giá trị và quy luật cung – cầu. Chỉ có đảm bảo nguyên tắc thị trường thì mới thúc đẩy được canh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

3. Nguyên tắc thứ 3, là phải bóc tách được giữa công ích và kinh doanh. Theo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, muốn thực hiện các nguyên tắc của kinh tế nghiệm các quốc gia trên thế giới, muốn thực hiện các nguyên tắc của kinh tế

thị trường thì cần phải bóc tách rõ ràng giữa công ích và kinh doanh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vừa làm kinh doanh nhưng lại vừa được giao các nhiệm vụ công ích.

Trong thời gian qua, chúng ta tái cơ cấu doanh nghiệp VNPT, tách các đơn vị sự

nghiệp ra khỏi VNPT là nhằm thực hiện mục tiêu bóc tách giữa công ích và kinh doanh. Do đó, trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chính sách của Cục Viễn thông cần đảm bảo nguyên tắc này.

4. Nguyên tắc thứ 4, là Nhà nước giảm tối đa sự can thiệp vào thị trường nhưng vẫn phải giữ sự điều tiết. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường viễn thông vẫn phải giữ sự điều tiết. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường viễn thông phải chuyển từ quản lý sang thúc đẩy, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chuyển từ

can thiệp nhiều nhưng chậm và yếu sang can thiệp ít nhưng nhanh và mạnh.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM (Trang 31)