Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thuận an bình dương luận văn thạc sĩ kế toán (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc của đề tài

1.1.5. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

Bên cạnh lợi ích của KSNB thì KSNB tại đơn vị vẫn tồn tại những hạn chế tiềm tàng như sau:

-HTKSNB được các nhà quản lý thiết kế để hoạt động của tổ chức là tốt nhất, vì vậy nó phụ thuộc vào ý chủ quan của nhà quản lý, đôi khi nó trở nên cứng nhắc hoặc hạn chế sự sáng tạo.

-HTKSNB được xây dựng không phù hợp với tình hình hoạt động của tổ chức, gây lãng phí.

-HTKSNB xây dựng để hoạt động nhưng thực tế nhân viên không thực hiện một cách tuân thủ hoặc môi trường kiểm soát của tổ chức không hữu hiệu. Các thủ tục kiểm soát không được duy trì một cách đều đặn.

-HTKSNB xây dựng nhưng không bao quát được hết các rủi ro của tổ chức, đặc biệt là sai sót của nhân viên.

Một HTKSNB dù có hoàn hảo đến đâu cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng xuất phát từ những nguyên nhân sau:

-Hạn chế xuất phát từ bản thân con người:

+ Sự vô ý, bất cẩn trong ghi chép, nhập liệu... gây sai sót trên sổ sách, báo cáo tài chính;

+ Sự đánh giá, ước lượng sai các ước tính kế toán, chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đến các báo cáo của đơn vị;

+ Sự buông lỏng, thiếu sót trong quản lý gây thất thoát tài sản;

+ Hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới... gây khó khăn cho quá trình thực hiện.

- Hạn chế xuất phát từ sự thông đồng, lạm quyền:

+ KSNB khó ngăn cản được sai sót và gian lận nếu nó xuất phát từ sự lạm quyền của nhà quản lý, họ có thể tìm cách bỏ qua một số thủ tục kiểm soát cần thiết từ đó tận dụng những lỗ hỏng của hệ thống kiểm soát để thực hiện các hành vi gian lận hoặc không tuân thủ.

+ Sự thông đồng của một trong các thành viên Ban lãnh đạo hay một nhân viên với người khác bên trong hoặc bên ngoài đơn vị để vụ lợi cho cá nhân, gây tổn hại đến tài sản hoặc uy tín của đơn vị.

+ Sự lạm dụng quyền hạn của các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát nhằm phục vụ cho mưu đồ riêng làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đơn vị.

- Hạn chế từ việc kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà không chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên, do đó, những sai phạm trong các nghiệp vụ này thường hay bị bỏ qua.

-Hạn chế từ yêu cầu của nhà quản lý là chi phí nhỏ hơn lợi ích: Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra.

-Hạn chế từ những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp khi điều kiện hoạt động của đơn vị bị thay đổi. Chính những hạn chế nói trên là nguyên nhân khiến HTKSNB không đảm bảo tuyệt đối, mà chỉ có thể đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thuận an bình dương luận văn thạc sĩ kế toán (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)