Nội dung của kiểm tra thuế:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thuận an bình dương luận văn thạc sĩ kế toán (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2.6. Nội dung của kiểm tra thuế:

1.2.6.1. Kiểm tra người nộp thuế

Kiểm tra người nộp thuế bao gồm các nội dung sau:

* Kiểm tra đăng ký thuế:

Nội dung Kiểm tra đăng ký thuế là xem xét trên từng địa bàn, trong từng loại ngành nghề có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh; số lượng đơn vị đã đăng ký và chưa đăng ký thuế. Với mỗi cơ sở kinh doanh, khi Kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và hồ sơ đăng ký thuế về vốn, địa điểm kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch,...nhằm phát hiện, xử lý gian lận trong đăng ký thuế.

* Kiểm tra việc chấp hành sổ sách kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ:

Công tác Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế. Nội dung công tác này bao gồm:

+ Kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định của Luật Kế toán đối với các cơ sở kinh doanh, gồm: Việc áp dụng chế độ kế toán theo quy mô vốn kinh doanh của đơn vị; việc mở, ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng, luân chuyển các loại hoá đơn, chứng từ kế toán theo chế độ quy định; phương pháp hạch toán kế toán…

+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn nhằm xác định chính xác các căn cứ tính thuế, khai thuế, nộp thuế, ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời các hành vi gian lận về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm giảm số thuế phải nộp, trốn lậu thuế.

* Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế:

+ Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của người nộp thuế.

+ Kiểm tra việc chấp hành thời hạn kê khai, nộp thuế để xác định người nộp thuế có thực hiện đúng quy định về thời hạn kê khai, nộp thuế hay không, có chậm

nộp tiền thuế để chiếm dụng không, có nợ đọng tiền thuế không.

1.2.6.2. Kiểm tra nội bộ ngành thuế

- Kiểm tra việc hướng dẫn thi hành pháp luật thuế: Kiểm tra các quy trình chuẩn của việc soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thẩm tra tính đúng đắn, tính nhất quán, tính liên kết, tính liên tục, tính hiệu lực pháp lý của các văn bản do ngành Thuế ban hành.

Kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý thu thuế theo quy định của Nhà nước. Nội dung công tác kiểm tra này bao gồm:

+ Kiểm tra việc chấp hành công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh thuế;

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế như quy trình đăng ký thuế, công tác tính thuế, công tác miễn, giảm, hoàn thuế, đôn đốc thu nộp thuế,...

+ Kiểm tra việc tổ chức xây dựng dự toán, phân bổ dự toán, tổ chức thực hiện dự toán thu thuế của cơ quan thuế các cấp;

+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thuế, gồm: Kế toán thu nộp tiền thuế, kế toán ấn chỉ, kế toán hàng tạm giữ và tịch thu;

+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán thu nộp tiền thuế của cơ quan thuế, gồm: Kiểm tra việc chấp hành những quy định về sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế, tổ chức đối chiếu giữa cơ quan thuế và Kho bạc;

+ Kiểm tra việc cấp phát sử dụng, thanh toán, quyết toán, bảo quản ấn chỉ và việc in ấn các loại ấn chỉ thuế (nếu có),...;

+ Kiểm tra việc xử lý các vi phạm về thuế, về hàng hoá tạm giữ, tịch thu, gồm: Kiểm tra về phạm vi, thẩm quyền xử lý; căn cứ xử phạt, thủ tục xử lý theo quy định; kiểm tra việc bán đấu giá và tiêu huỷ hàng hoá, tang vật tịch thu theo quy định; kiểm tra việc tổ chức cưỡng chế thuế.

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, quản lý thu chi tài chính:

+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, bao gồm: Kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ kế toán, kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ, quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ kế toán, khóa sổ kế toán, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán;

+ Kiểm tra việc lập dự toán kinh phí, sử dụng kinh phí do Nhà nước cấp phát; + Kiểm tra việc trích lập, sử dụng quỹ của Ngành, căn cứ trích quỹ, tỷ lệ trích, số tiền được trích quỹ, số đã tạm trích, việc phân phối sử dụng quỹ,...

- Kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:

+ Kiểm tra việc thực hiện tổ chức tiếp dân, tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân: Địa điểm tiếp dân, nội dung tiếp dân, phân công cán bộ tiếp dân, mở sổ sách theo dõi đơn, thƣ khiếu nại;

+ Kiểm tra việc xem xét giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo: Kiểm tra việc chấp hành thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra chất lƣợng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc tuân thủ các quy định xử lý của các đối tƣợng có liên quan sau khi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thuận an bình dương luận văn thạc sĩ kế toán (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)