Đặc điểm của công tác kiểm tra thuế ảnh hưởng đến KSNB:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thuận an bình dương luận văn thạc sĩ kế toán (Trang 38 - 42)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3. Đặc điểm của công tác kiểm tra thuế ảnh hưởng đến KSNB:

Mối quan hệ giữa công tác Kiểm tra thuế và kiểm soát nội bộ đối với hoạt động Kiểm tra thuế có tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Muốn nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác Kiểm tra thuế thì trước tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ các thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của các đoàn Kiểm tra thuế. Các nhân tố ảnh hưởng cụ thể:

* Môi trường kiểm soát:

- Tính trung thực và giá trị đạo đức: Cần xây dựng và hoàn thiện tốt bộ quy tắc đạo đức và ứng xử áp dụng từ cấp lãnh đạo Chi Cục Thuế đến công chức thuế khi thực thi nhiệm vụ; Lãnh đạo Chi Cục Thuế phải làm gương cho cấp dưới trong các hành vi ứng xử có liên quan đến hoạt động Kiểm tra thuế; kịp thời tuyên dương những công chức thuế hoàn thành tốt các quy chuẩn về đạo đức, kỷ luật nghiêm đối với các công chức gian lận, không trung thực ảnh hưởng đến công tác Kiểm tra thuế;

- Cam kết về năng lực: Trong chính sách tuyển dụng nhân sự cần quy định rõ kỹ năng và kiến thức về công tác Kiểm tra thuế đối với các vị trí cần tuyển dụng, thiết lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.

- Triết lý, phong cách điều hành của Ban lãnh đạo Chi Cục thuế: Ban Lãnh đạo Chi Cục Thuế cần quán triệt phổ biến đến toàn thể công chức thuế đang làm nhiệm vụ Kiểm tra thuế về vai trò của KSNB trong việc kiểm soát rủi ro; Thường xuyên đánh giá về KSNB và cần có cam kết về đảm bảo KSNB hiệu quả.

- Cơ cấu tổ chức và sự phân công quyền hạn và trách nhiệm: Thực hiện tốt việc kiện toàn cơ cấu tổ chức hợp lý, đảm bảo tính xuyên suốt và nhất quán từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định Kiểm tra thuế và triển khai cũng như kiểm tra việc thực hiện các quyết định trong suốt quá trình Kiểm tra thuế; Thực hiện việc rà soát, ban hành quy chế bằng văn bản, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công tác Kiểm tra thuế.

- Chính sách và các thủ tục nhân sự: Thực hiện tốt chính sách tuyển dụng, đào

tạo, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, bổ nhiệm và sa thải nhân viên; Đảm bảo chế độ lương, thưởng và các chính sách phúc lợi khác cho cán bộ. Đặc biệt là, cần xây dựng hệ thống đánh giá năng lực và hiệu quả công việc.

* Về đánh giá rủi ro:

Cần chú trọng đến việc nhận diện, phân tích và đánh giá, kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo trình tự sau:

- Xác định mục tiêu của công tác Kiểm tra thuế: Cần xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu chi tiết, mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Nhận dạng rủi ro: Cần nhận diện và xác định được từng loại rủi ro từ bên trong và bên ngoài lĩnh vực Kiểm tra thuế; từ nội bộ ngành thuế đến các đối tượng được Kiểm tra thuế (người nộp thuế).

- Phân tích và đánh giá rủi ro: Cần thực hiện tốt quy trình phân tích và đánh giá rủi ro để xác định được mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của công tác Kiểm tra thuế, xác định rủi ro nào nên tránh, rủi ro nào cần giảm thiểu hoặc chấp nhận. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng đối với những nhân viên đề xuất các biện pháp hữu hiệu đối phó với các rủi ro.

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, kiểm soát rủi ro: Đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro, thiết lập các thủ tục kiểm soát để hạn chế rủi ro. Quy định người chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro.

- Giám sát việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro: Cần xây dựng hệ thống báo cáo, kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ quy trình quản lý rủi ro.

* Về hoạt động kiểm soát:

Duy trì và hoàn thiện tốt hoạt động kiểm soát tổng quát, kiểm soát các hoạt động trọng tâm, được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ. Trước hết các nguyên tắc kiểm soát cần phải thực hiện tốt như phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, phê chuẩn ủy quyền. Cần bố trí cán bộ nhân viên thực hiện hoạt động kiểm soát có năng lực và đủ thẩm quyền.

* Về thông tin và truyền thông:

Phải công khai, minh bạch thông tin về công tác Kiểm tra đến toàn thể cán bộ công chức đang công tác tại Chi Chi Cục Thuế và người nộp thuế có liên quan đến việc Kiểm tra thuế trên trang thông tin điện tử ngành thuế và trên các báo, đài trong và ngoài địa bàn thành phố Thuận An, đồng thời phải thực hiện tốt việc truyền đạt thông tin và nhận thông tin phản hồi nhằm giúp cho việc kiểm soát hiệu quả công tác Kiểm tra thuế.

Quy định về cung cấp thông tin giữa các phòng chuyên môn trong Chi Cục Thuế, quy định về cung cấp thông tin ra bên ngoài. Ban lãnh đạo Chi Cục Thuế cần thiết lập đường dây nóng để ghi nhận và xử lý kịp thời những thông tin phản ánh,

khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi của công chức thuế trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế, thực hiện nguyên tắc giữ bí mật cho người cung cấp thông tin theo quy định pháp luật.

* Về hoạt động giám sát:

- Phải thực hiện công tác giám sát thường xuyên và định kỳ đối với Trưởng đoàn, các thành viên Đoàn Kiểm tra thuế, giám sát đối với người phụ trách Đội Kiểm tra thuế trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch Kiểm tra thuế. Việc giám sát được thực hiện theo phương thức bằng báo cáo và cử công chức kiểm tra nội bộ ngành thuế tiến hành giám sát hoạt động đối với các hoạt động Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và trụ sở người nộp thuế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương này tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Cụ thể, trước hết tác giả trình bày về kiểm soát nội bộ trong khu vực công như lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công, khái niệm, các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB,…. Tiếp đó, tác giả trình bày về cơ sở lý luận về kiểm tra thuế như khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, vai trò, các hình thức và nội dung, quy trình kiểm tra thuế. Cuối cùng, nội dung chương này tác giả trình bày đặc điểm của công tác kiểm tra thuế ảnh hưởng đến KSNB. Nội dung chương này là căn cứ lý thuyết quan trọng để tác giả thực hiện mô tả và phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế Thuận An, Bình Dương ở chương tiếp theo của đề tài.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THUẬN AN, BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế thuận an bình dương luận văn thạc sĩ kế toán (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)