Qua các nghiên cứu của mình Dwyer và Kim cho rằng năng lực cạnh tranh là một khái niệm tổng quát bao gồm sự chênh lệch giá cùng với thay đổi tỷ giá, mức năng suất của các bộ phận cấu thành của ngành du lịch và các nhân tố chất lượng ảnh hưởng đến tính hấp dẫn hay không hấp dẫn của một điểm đến. Các tác giả đưa ra các chỉ số tính toán sức cạnh tranh điểm đến gồm 06 nhóm: Nguồn lực sẵn có; Nguồn lực tạo mới; Các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Các điều kiện thực trạng; Các yếu tố cầu. Mô hình này được phát triển thêm trong công trình của Dwyer và cộng sự, trong đó, các yếu tố chính của mô hình bao gồm các nguồn lực có sẵn, cả nguồn lực tự nhiên (những ngọn núi, bờ biển, hồ, danh lam thắng cảnh nói chung…) và di sản (thủ công mỹ nghệ, ngôn ngữ, ẩm thực, phong tục...); nguồn lực tạo mới (cơ sở hạ tầng du lịch, sự kiện đặc biệt, mua sắm...); và nguồn lực hỗ trợ các tài nguyên (như cơ sở hạ tầng nói chung, khả năng tiếp cận, chất lượng dịch vụ...). Quản lý điểm đến là thành phần cốt lõi thứ hai của mô hình. Mô hình cũng cho thấy nguồn lực và quản lý điểm đến tương tác với nhu cầu du lịch và điều kiện tình huống, qua đó tác động đến khả năng cạnh tranh điểm đến và sự thịnh vượng kinh tế - xã hội.
Cuối cùng, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, Dwyer và Kim (2003) đã kết hợp với các lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa ra mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh của điểm đến, bao gồm hai yếu tố.
Yếu tố thứ nhất của mô hình bao gồm các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên và các di sản được thừa hưởng; nguồn lực tạo mới; các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ. Đây là các nguồn lực tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm du lịch ở các điểm đến, tạo tính hấp dẫn cho du khách tham quan, nó chính là cơ sở để tạo ra năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch của điểm đến.
Yếu tố thứ hai là việc quản lý điểm đến, yếu tố này có liên quan đến chiến lược nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, có tính cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ thích ứng tốt nhất với điều kiện nhu cầu của du khách.
Nguồn lực tự nhiên và các di sản đƣợc kế thừa Nguồn lực sáng tạo Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ
Điều kiện hoàn cảnh
(Giới hạn hoặc sự ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến)
Quản trị điểm đến
- Các tổ chức quản trị điểm đến - Quản trị Marketing điểm đến - Chính sách điểm đến
- Kế hoạch và phát triển
- Quản trị phát triển nguồn nhân lực - Quản trị môi trường
Điều kiện nhu cầu
- Nhu cầu nhận thức về du lịch - Kiến thức về du lịch
- Sở thích du lịch
Hình 2.1 Nội hàm của năng lực cạnh tranh điểm đến
Tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh của Crouch & Ritchie, mô hình của Dwyer & Kim, và các cộng sự vẫn có những bổ sung mới có ý nghĩa. Dwyer & Kim thêm vào một vài yếu tố mới chưa có trong mô hình của Crouch & Ritchie, ví dụ như phân biệt rõ ràng giữa nguồn lực có sẵn và nguồn lực tạo mới, hay việc xác định nhu cầu du lịch thành một yếu tố trọng tâm trong phát triển năng lực cạnh tranh điểm đến. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng gộp nhóm Chính sách và kế hoạch phát triển điểm đến vào mục Quản lý điểm đến và đổi tên của nhóm các yếu tố tiêu chuẩn và khuếch trương vào nhóm điều kiện hoàn cảnh.
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Năng lực cạnh tranh chia thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm. Có nhiều quan điểm về việc xác định tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng “chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (GCI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Đây là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tương quan so sánh toàn cầu. Trong giai đoạn 2005 - 2015, chỉ số GCI đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua 12 chỉ số trụ cột được phân vào 3 nhóm:
Nhóm 1- chỉ số phản ánh các yêu cầu căn bản của nền kinh tế, gồm: (1) thể chế, (2) cơ sở hạ tầng, (3) môi trường kinh tế vĩ mô, (4) y tế và giáo dục tiểu học.
Nhóm 2- các chỉ số để nền kinh tế phát triển theo định hướng chất lượng, hiệu quả gồm: (5) giáo dục và đào tạo sau tiểu học, (6) hiệu quả thị trường hàng hóa, (7) hiệu quả thị trường lao động, (8) trình độ phát triển thị trường tài chính, (9) sẵn sàng công nghệ, (10) quy mô thị trường.
Nhóm 3- Các chỉ số phản ánh trình độ của doanh nghiệp và năng lực đổi mới sáng tạo: (11) trình độ kinh doanh, (12) năng lực đổi mới sáng tạo.
Theo tiến sỹ Hà Nam Khánh Giao “Năng lực cạnh tranh điểm đến cần đánh giá từ cặp mắt của khách hàng”. Để đo lường năng lực cạnh tranh của điểm dến du lịch, có thể sử dụng bộ thang đo ban đầu bao gồm: (1) Định hướng kinh doanh, (2) Năng lực marketing, (3) Năng lực sáng tạo, (4) Năng lực tổ chức dịch vụ cung ứng, (5) Định hướng học hỏi của điểm đến du lịch.
Theo Crouch và Ritchie (1999) đánh giá hiệu quả hoạt động của điểm đến du lịch bằng 4 chỉ tiêu như: Tính bền vững; Kết quả hoạt động kinh tế; Sự hài lòng của
du khách; Hoạt động quản lý. Mỗi yếu tố có những chỉ tiêu khác nhau giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong yếu số sự hài lòng của khách du lịch được phản ánh thông qua chỉ số như tổng lượng khách đến qua mỗi năm, khách quay trở lại, sự hài lòng đối với tất cả chất lượng dịch vụ tại điểm đến, sự hài lòng với các hướng dẫn về điểm đến giúp khách lập kế hoạch chuyến đi,… Kết quả hoạt động kinh tế phản ánh qua thù lao cho một người lao động trong lĩnh vực du lịch sự, số lượng thành lập doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến du lịch, GDP từ lữ hành và du lịch so với tổng GDP có thể được sử dụng để chỉ ra kết quả hoạt động kinh tế của khu vực này. Tính bền vững được phản ánh thông qua bảo tồn sự nguyên vẹn của môi trường sinh thái, khả năng dân cư có thể sử dụng hạ tầng du lịch, mức độ hỗ trợ chính trị đối với các nỗ lực của ngành du lịch, các khoản thuế thu được từ chi tiêu du lịch có thể được sử dụng để đo sự bền vững. Hoạt động quản lý được phản ánh thông qua phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ, số lượng các sự kiện đặc biệt có chất lượng.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) để đánh giá được năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có thể sử dụng 8 tiêu chí bao gồm:
(1) Chỉ số nhân lực du lịch (2) Chỉ số cạnh tranh giá (3) Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng (4) Chỉ số môi trường (5) Chỉ số về tiến bộ công nghệ (6) Chỉ số về nguồn lực (7) Chỉ số về tính mở (8) Chỉ số về phát triển xã hội.