Thứ nhất, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình cho thấy ngành du lịch chưa phát huy được lợi thế của tài sản phẩm du lịch đặc thù của Hòa Bình như văn hóa Mường, các sản phẩm du lịch văn hóa chưa được khai thác triệt để. Do đó, trong những năm qua điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình chưa khai thác hiệu quả những yếu tố tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 dưới tác động của dịch bệnh Covid -19 càng gây ra những khó khăn du lịch cả nước nói chung, cũng như điểm đến du lịch Hòa Bình nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu định lượng cho thấy tài nguyên du lịch có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên chưa được đầu tư, quy hoạch hợp lý. Hiệu quả khai thác thấp do hiệu quả cải cách thủ tục hành chính mặc dù đã có một số bước tiến nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tính minh bạch trong môi trường kinh doanh; chất lượng thực thi của hệ thống chính quyền cấp cơ sở; hay gánh nặng thanh tra, kiểm tra và các chi phí phi chính thức đối với các doanh nghiệp du lịch,… Những vướng mắc, khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh tác động tiêu cực của dịch Covid - 19.
Thứ ba, nhân lực có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình, tuy nhiên chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao tham gia phục vụ ngành du lịch chưa đạt được hiệu quả. Tỷ lệ người lao động có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hòa Bình.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình nhưng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của các điểm đến du lịch dấu hiệu xuống cấp và ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh du lịch của tỉnh Hòa Bình, từ đây tạo ấn tượng không tốt với du khách trong và ngoài nước trong thời gian qua. Hơn nưa, trong những năm qua việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch, nhất là hệ thống giao thông, điện cho phát triển du lịch của Hòa Bình còn ít. Một số chủ đầu tư trong lĩnh vực du lịch năng lực tài chính hạn chế, việc triển khai các dự án đã được cấp phép đầu tư phát triển du lịch còn chậm, không đúng tiến độ cam kết. Nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính đã chuyển đổi dự án về du lịch cho các đơn vị, doanh nghiệp khác, doanh nghiệp sau đã không đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển các loại hình du lịch, thiếu cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh về thu hút đầu tư, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng trong đầu tư phát triển du lịch, chưa tạo được sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và nước ngoài. Chưa nắm bắt hiệu quả cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với ngành du lịch.
Thứ năm: quản trị điểm đến du lịch tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức dẫn như còn bất cập trong khâu tổ chức và quản lý các lễ hội dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong việc xây dựng hình ảnh trong mắt du khách và thương hiệu du lịch Hòa Bình. Việc quản lý và khai thác các khu di tích còn chồng chéo, mang tính chộp giật, nhất là các khu di tích nhỏ vẫn do người dân địa phương quản lý theo kiểu tự phát, gây khó khăn cho việc quản lý đầu tư, quảng bá hình ảnh đến khách du lịch.
Thứ sáu, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp chặt chẽ trong khi doanh nghiệp có tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình
Thứ bảy, các cơ quan quản lý du lịch chưa xây dựng được cơ chế quản lý giá cả trong hoạt động du lịch hiệu quả mặc dù giá tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chương 3 tác giả giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, khái quát về tình hình du lịch tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây chỉ ra những kết quả kinh doanh và thành tựu du lịch tỉnh Hòa Bình.
Thứ hai, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa bình, nhấn mạnh vào những đánh giá của khách du lịch quốc tế và nội địa về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Bình (Chiến lược thu hút vốn để đầu tư phát triển của quốc gia; Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và hệ thống chính sách pháp luật hợp lý; Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch; Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương; Hiệu quả của các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình).
Thứ ba, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến tỉnh Hòa Binh so với các điểm đến du lịch như Sơn La, Bắc Kạn…về tài nguyên du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Doanh nghiệp du lịch; Quản lý điểm đến du lịch; Hình ảnh điểm đến du lịch; Sản phẩm du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch; Giá cả; Sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Thứ tư, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tổn tại trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.
Chƣơng 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030